Giỏ hàng
Tài khoản

Sự khác biết giữa thiền định và giấc ngủ

calendar 26/05/2021 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Sự khác biết giữa thiền định và giấc ngủ

Những người mới bắt đầu thực hành thiền định thường cảm thấy "họ đang ngủ trong khi thiền". Trong thực tế, họ thực sự đã nhập vào trạng thái thiền định. Điều này luôn xảy ra một cách tự nhiên. Bởi vì, khi chúng ta chưa quen với thực hành thiền định, chúng ta thường liên tưởng sự thư giãn sâu của thiền với giấc ngủ. Tất nhiên, có sự khác biệt rõ rệt. Khi thực sự rơi vào giấc ngủ cơ thể bạn sẽ đủ gục xuống. Trong khi đó, trạng thái thư giãn sâu của thiền định, cơ thể bạn vẫn ngồi ngay thẳng.

1. Cơ Thể Giải Tỏa Sự Căng Thẳng Và Mệt Mỏi

Đôi khi chúng ta ngủ thiếp đi trong lúc thiền định, nhưng điều này không sao cả! Điều quan trọng là, trong khi thiền định không cần phải đối phó với sự buồn ngủ một cách quá cẩn trọng. Thay vào đó, bạn nên coi giấc ngủ và sự vô tri vô giác trong trạng thái thiền giống như việc giải tỏa sự mệt mỏi, căng thẳng. Đối với một số người, họ cần trải nghiệm nhiều lần trạng thái buồn ngủ và mệt mỏi trong khi, hoặc sau khi thiền định. Cần lưu ý rằng, những dấu hiệu này rất có lợi. Bời vì chúng cho thấy: Cơ thể và tâm trí bạn cần được phục hồi.

Nếu bạn thực sự muốn nằm xuống để ngủ trong khi thiền, hãy thực hiện điều đó! (nhưng không nằm xuống trừ khi bạn cảm thấy nhất thiết phải làm như vậy !!). Khi thức dậy, bạn hãy ngồi ngay thẳng và thực hành thiền thêm khoảng năm phút. Cơ thể bạn sẽ được giải tỏa khỏi sự mệt mỏi còn tồn đọng. Vì vậy, chỉ cần một khoảng thời gian ngắn thực hành thiền sau khi thức dậy cũng rất hữu ích.

2. Sự Khác Biệt Giữa Thiền Định Và Giấc Ngủ

Sau nhiều buổi thiền định, người hành thiền sẽ nhận ra rằng giấc ngủ và thiền định là những trạng thái hoàn toàn khác biệt. Khi ra khỏi giấc ngủ, chúng ta thường cảm thấy đôi chút thẫn thờ, uể oải. Nhưng trong trạng thái "Vô niệm" - "No-mind" sâu lắng, chúng ta thường đắm mình trong sự minh mẫn và cảm giác bình an, phúc lạc.

Ngoài ra, hơi thở trong giấc ngủ và thiền định rất khác biệt. Các trạng thái thiền định thâm sâu luôn gắn liền với hơi thở rất nhẹ hoặc thậm chí là ngưng thở. Trong khi đó, với giấc ngủ sâu nhịp điệu hơi thở chỉ giảm xuống.

Trong lúc thực hành thiền và bất cứ thời điểm nào - Đừng cố gắng tìm hiểu xem bạn đang ngủ hay đang trong trạng thái thiền định sâu lắng. Bởi vì, nó sẽ ảnh hưởng đến tiến trình thiền định của bạn. Hãy nhớ rằng, "Bất cứ điều gì xảy ra với tôi đều tốt!", hãy đối xử với chúng một cách tốt nhất.

Sự khác biệt chính giữa hai trạng thái thiền và ngủ là - Sự tỉnh táo và không tỉnh táo. Nhưng trạng thái tỉnh táo trong thiền định có đặc tính khác biệt so với trạng thái tỉnh táo bình thường của ý thức. Để hiểu được sự khác biệt như thế nào giữa thiền định và giấc ngủ, chúng ta cần phải xem xét bốn trạng thái của ý thức:

  • Tâm trí
  • Trí tuệ
  • Ký ức
  • Bản ngã

Chúng được vận hành như thế nào trong trạng thái thức, mơ mộng và ngủ. Thậm chí, cả trong trạng thái thứ tư của tâm thức, nó được trải nghiệm trong thiền định, và được gọi là "Trạng thái Turiya" - Turiya là trạng thái Giải Thoát, chúng ta trải nghiệm cái vô hạn (Ananta) và không phân biệt (Bất nhị), thoát khỏi kinh nghiệm nhị nguyên, phi duyên khởi.

  • Trong trạng thái thức: Tâm trí, trí tuệ, ký ức và bản ngã đều hoạt động ở một mức độ nhất định.
  • Trong trạng thái mơ mộng: Chỉ có ký ức hoạt động tích cực. Trong giấc ngủ sâu, cả bốn thứ (tâm trí, trí tuệ, ký ức, bản ngã) đều biến mất. Ý thức của chúng ta hoàn toàn nghỉ ngơi, không có bất kỳ hoạt động nào.
  • Trong trạng thái thiền định: Tâm trí nơi nhận được thông tin từ các giác quan, chúng hoàn toàn hoạt động không hiển lộ. Bản ngã cũng trở nên không hoạt động. Nhưng trí tuệ và ký ức hoạt động một cách tinh tế. Thiền định rất giống với giấc ngủ, nhưng với một cấp độ ý niệm và trí tuệ tinh tế hơn nhiều. Đó là "Trạng thái Giải thoát / Turiya", vô niệm, bất nhị - Sự nhận thức về bản chất thực sự của chúng ta.

Thiền Định Để Tâm Trí Được Thanh Tịnh

3. Hãy Thiền Định Để Tâm Trí Được Thanh Tịnh

Bậc thầy Gurudev Sri Sri Ravi Shankar từng nói rằng có hai cách thức để buông xả. Một là khi mọi thứ lắng đọng, lúc bạn chìm vào trong trạng thái vô thức. Đây là giấc ngủ, trạng thái Đờ đẫn-Không hoạt động (Tamasic), nơi mà kiến ​​thức không bộc lộ. Nhưng, một kiểu buông xả khác cho phép bạn hoàn toàn thư giãn, với tâm trí thanh thản, những năng lực vi tế đang tiếp tục diễn ra - Đó là thiền định.

Thiền định và ngủ đều là những trạng thái "giảm trao đổi chất", khi hơi thở và các hoạt động khác của cơ thể suy giảm. Cả hai đều giải tỏa căng thẳng. Nhưng những tác động lên cơ thể và tâm trí của thiền định ở cấp độ sâu hơn nhiều so với giấc ngủ. Do đó, những nguyên nhân gốc rễ, hay còn gọi là nhân quả sẽ được giải thoát.

Tuy nhiên, trạng thái thiền định hoàn toàn không nằm ngoài giấc ngủ. Đây là sự tự nhận thức, khi ý thức của bạn cố gắng nhận thức về chính nó. Cũng chính ý thức này hiện diện trong lúc thức, lúc mơ và trong giấc ngủ sâu, nó chứng kiến ​​tất cả mọi thứ.

Mặc dù trong giấc ngủ, ý thức không hoạt động ở bất kỳ trạng thái nào, nhưng nó vẫn hiện diện như một nhân chứng đối với giấc ngủ. Đây là lý do tại sao bạn biết rằng, "mình đã có một giấc ngủ ngon”.

Bậc thầy Gurudev Sri Sri Sri Ravi Shankar có một câu nói rất hay: "Trạng thái thức và ngủ giống như bình minh và bóng đêm, đồng thời giấc mơ giống như buổi hoàng hôn, khoảng khắc xen kẽ ở giữa. Thiền định giống như cuộc du hành vào không gian sâu thẳm của vũ trụ, nơi không có hoàng hôn, không có bình minh - Không có bất cứ thứ gì hiện hữu!".

VỀ TÁC GIẢ:

Chris Dale là một Yogi với hơn 40 năm kinh nghiệm về thực hành Yoga và Thiền định. Suốt 33 năm qua, ông đã giảng dạy Yoga và các phương pháp thực hành dựa trên Yoga. Ông là giáo viên Yoga cao cấp của Yoga Australia, đồng thời cũng là giáo viên cao cấp của Tổ chức Nghệ thuật Sống trên toàn thế giới. Chris Dale từng giảng dạy cho các hội nghị về Yoga và đào tạo giáo viên Yoga. Ông thường chia sẻ các bài viết có chủ đề về Yoga và thiền định, trên các tạp chí Yoga và các trang web Yoga. Ông cũng từng nghiên cứu và thực hành về các phương pháp Yoga truyền thống khác như:

  • Kriya Yoga
  • Simplified Kundalini Yoga
  • Transcendental Meditation
  • Siddha Yoga
  • Viniyoga, through the Heart of Yoga Association
  • Shivananda Yoga
  • Phoenix Rising Yoga Therapy

Tham khảo thêm: 10 Giai đoạn và 4 cấp bậc của thiền định.

Tác giả: Chris Dale | Biên soạn & tổng hợp: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

 Tags: Thiền
Viết bình luận của bạn: