ĐÓN QUỐC TẾ YOGA - GIẢM ĐẾN 50% SUỐT THÁNG 6

Đồng hồ Ayurveda - Đồng hồ sinh học - Đồng hồ của mẹ thiên nhiên

Đồ tập Yoga Tốt
Thứ Năm, 22/04/2021 4 phút đọc
Nội dung bài viết

Đồng hồ sinh học

Về cơ bản, 'Đồng Hồ Ayurveda' (Ayurveda - Tri thức cuộc sống, tri thức cổ xưa của Ấn Độ) là cái mà khoa học hiện đại ngày nay gọi là đồng hồ sinh học, hay đồng hồ cơ thể con người. Nó liên quan đến cách thức hoạt động của gen và hoóc môn của cơ thể chúng ta.

Ayurveda quy định thời gian tối ưu cho việc ăn, ngủ và làm việc (cùng nhiều hoạt động khác), bằng cách chỉ rõ các mối liên hệ giữa năng lượng của cơ thể con người với năng lượng của các Doshas chính (3 Doshas / Năng lượng: Vata, Kapha, Pitta) trong chu kỳ 24 giờ trong ngày.

Hằng ngày, khi chúng ta hòa điệu đồng hồ sinh học của mình theo nhịp điệu của tự nhiên, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều lợi ích cho sức khỏe và hạnh phúc của bản thân mình. Nếu chúng ta đi ngược lại chu kỳ năng lượng này, chúng ta sẽ tự làm tổn hại sức khỏe của chính mình.

Đồng hồ Ayurveda - Đồng hồ sinh học

CÁC KHOẢNG THỜI GIAN THEO AYURVEDA (Xem Hình)

  • Thời Gian Vata: Từ 2 giờ sáng đến 6 giờ sáng, và 2 giờ chiều đến 6 giờ chiều (2am-6am, 2pm-6pm).
  • Thời Gian Kapha: 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng, và 6 giờ chiều đến 10 giờ tối (6am-10am, 6pm-10pm).
  • Thời Gian Pitta: 10 giờ tối đến 2 giờ sáng, và 10 giờ sáng tới 2 giờ chiều (10pm-2am, 10am-2pm).

THỜI GIAN TỐT NHẤT CHO CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY

1. Thời Gian Vata: (Nhẹ nhàng và Sáng sủa)

  • Từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng: Đây là thời gian tốt nhất cho giấc ngủ.
  • Từ 4 giờ sáng đến 6 giờ sáng: Đây là thời điểm tuyệt vời để thức dậy. Bởi vì, đó là lúc tuyến tùng của chúng ta hoạt động mạnh nhất. Do đó, các thực hành thiền định, chiêm nghiệm và quán tưởng sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Từ 2 giờ chiều đến 6 giờ chiều: Năng lượng Vata cao, nên đây cũng là thời điểm tuyệt vời để nỗ lực sáng tạo và hoạt động trí óc. Và khi mặt trời lặn, đây là thời điểm thích hợp để thực hành Yoga và Pranayama - Kỹ thuật thở.

2. Thời Gian Kapha (Nặng nề)

  • Từ 6 sáng đến 10 giờ sáng: Đúng như bản chất của nó được phản chiếu lại trong cuộc sống. Đây là thời điểm tuyệt vời để vận động cơ thể và thực hiện các công việc hàng ngày. Hãy thực hiện các hoạt động thể chất, xen kẽ với những khoảng nghỉ ngơi và sẵn sàng cho một ngày mới.
  • Từ 6 giờ chiều đến 10 giờ tối: Đây là thời gian thích hợp nhất để nghỉ ngơi và thư giãn. Dòng năng lượng cơ thể chúng ta chậm lại, hãy nương theo đó để đưa chúng ta đi vào giấc ngủ sâu. Không sử dụng các loại thức ăn nặng, khó tiêu trong thời gian này.

3. Thời Gian Pitta (Nóng và Thô)

  • Từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều: Đây là thời điểm 'Lửa Tiêu Hóa' (Agni - Digestive Fire) đạt mức cao nhất. Cơ thể chúng ta tiết ra nhiều dịch mật nhất để phân hủy thức ăn vào thời điểm này. Do đó, hãy dùng bữa ăn (ăn nhiều nhất) trong ngày của bạn trong khoảng thời gian bốn giờ đồng hồ này. Đây cũng là thời điểm thích hợp để thực hiện các công việc đòi hỏi nhiều sức lực và trí tuệ.
  • Từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng: Cơ thể sử dụng khoảng thời gian này (4 giờ) để tiêu hóa bất kỳ thức ăn nào còn lại từ trước đó. Đây cũng là lúc cơ thể phục hồi và tái tạo lại các tế bào.

Tham khảo thêm: Kênh năng lượng và Luân xa đối với sức khỏe con người.

Tác giả: Iti Jain | Biên soạn & tổng hợp: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

Viết bình luận của bạn
Những cách thức thay đổi ba Guna trong thực hành Yoga

Những cách thức thay đổi ba Guna trong thực hành Yoga

Thứ Sáu, 04/07/2025 11 phút đọc

Theo triết lý của Ayurveda và Yoga truyền thổng, mọi sinh vật sống đều bị chi phối bởi ba 'Guna' (Triguna) chính, còn được gọi là... Đọc tiếp

Matsyendrasana – Tư thế Vặn Cột Sống Matsyendra: Sự thanh lọc và khai mở từ trục sống

Matsyendrasana – Tư thế Vặn Cột Sống Matsyendra: Sự thanh lọc và khai mở từ trục sống

Thứ Tư, 02/07/2025 5 phút đọc

Với mỗi vòng xoắn của cột sống, Matsyendrasana giúp bạn lắng dịu bề mặt để quay về trung tâm – nơi năng lượng bắt đầu chuyển... Đọc tiếp

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 10: Đánh Thức Rễ Chân

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 10: Đánh Thức Rễ Chân

Thứ Bảy, 28/06/2025 5 phút đọc

🌱 Mở Đầu: Kết Nối Với Nền Đất Trong dòng xoáy bất tận của cuộc sống hiện đại, nơi tâm trí luôn bị kéo về những điều... Đọc tiếp

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Nadi Shodhana (thở mũi Luân phiên)

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Nadi Shodhana (thở mũi Luân phiên)

Thứ Năm, 26/06/2025 7 phút đọc

Tác giả: Swami Nirmalananda Saraswati Nadi Shodhana Pranayama (Thở mũi Luân phiên) với nhiều giai đoạn gồm thực hành cơ bản và nâng cao cùng sự kết... Đọc tiếp

Nội dung bài viết