ĐÓN QUỐC TẾ YOGA - GIẢM ĐẾN 50% SUỐT THÁNG 6

Những chuyển động của cơ thể trong thực hành thiền định

Đồ tập Yoga Tốt
Thứ Tư, 04/11/2020 4 phút đọc
Nội dung bài viết

Những chuyển động của cơ thể trong thực hành thiền định

Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp cho câu hỏi về các chuyển động cơ thể tự phát trong thực hành thiền định. Mọi người cho biết rằng họ bị rung lắc, đầu cử động, co giật và tất cả các loại chuyển động cơ thể khác nhau. Khi những chuyển động này xảy ra, nó có thể gây ngạc nhiên và đôi khi mọi người cảm thấy lo lắng về chúng, hoặc muốn biết liệu chúng có gây ảnh hưởng gì không?

Bất kể loại chuyển động cơ thể đó như thế nào, bạn đã gặp phải hoặc chúng đang diễn ra. Các chuyển động cơ thể xuất hiện trong thực hành thiền định là kết quả chủ yếu của hai điều:

  • Giải tỏa căng thẳng từ sự thư giãn sâu của thực hành thiền định.
  • Dòng năng lượng gia tăng trong "Trường năng lượng tinh tế" (hay "Hào quang") của cơ thể bạn bắt đầu làm chuyển động các "Điểm Tắc Nghẽn - Blocks". Có thể nói rằng, những điều này được coi là giống nhau, nhưng ý nghĩa cho mỗi lời giải thích đều ở trong việc hiểu rõ trải nghiệm của bạn như thế nào.

1. Giải Tỏa Căng Thẳng

Điều này hoàn toàn hiển nhiên. Khi cơ thể trở nên thư giãn sâu trong thực hành thiền định, các cơ bắp bắt đầu thư giãn. Thông thường, điều này sẽ được cảm nhận khi bạn co giật và chuyển động nhẹ, như ngón tay cái của bạn bị giật. Nhưng nó cũng có thể là chuyển động mạnh hơn của bộ phận cơ thể nào đó, chẳng hạn như đầu bạn đột ngột quay tròn.

2. Dòng Năng Lượng Gia Tăng Trong Trường Năng Lượng Tinh Tế Làm Chuyển Động Các Điểm Tắc Nghẽn (Blocks)

Đây là cách giải thích có tính chất huyền bí hơn. Nhưng thực sự bạn có thể cảm nhận chuyển động này và nó liên quan đến "Năng lượng tinh tế". Trong trường hợp này, thực hành thiền định ở cấp độ thâm sâu đang khai mở một số kênh năng lượng (Nadis), và khi dòng năng lượng bắt đầu lưu chuyển nhiều hơn, nó sẽ tác động tới các "Các Điểm Tắc Nghẽn". Khi dòng năng lượng làm tan rã các "Các Điểm Tắc Nghẽn", cơ thể bạn sẽ tự động rung-lắc hoặc xoắn-vặn và quay tròn. Bởi vì, mọi thứ diễn ra trong trường năng lượng tinh tế đều được phản hồi lại tương tự trong cơ thể của chúng ta.

Cơ thể chuyển động khi hành thiền

3. Câu Hỏi Đặt Ra Là, Tôi Nên Làm Gì Với Điều Này?

Thực sự bạn không cần phải làm gì trừ khi chuyển động cơ thể bạn quá mạnh, hoặc chúng làm phiền bạn theo cách nào đó. Nếu đúng như vậy, bạn chỉ cần mở mắt ra là mọi việc sẽ ổn. Điều này sẽ giúp bạn thoát ra khỏi trạng thái thâm sâu của thiền định, các chuyển động cơ thể sẽ giảm dần một cách tự nhiên. Hãy từ từ thoát ra khỏi thực hành thiền định.

Nếu các chuyển động cơ thể không làm phiền bạn, hãy để chúng diễn ra mà không cố gắng điều khiển chúng theo bất kỳ cách thức nào khác. Tốt nhất là, không nên tham gia vào các chuyển động cơ thể. Bạn nên quen dần với các chuyển động cơ thể, hãy để chúng diễn ra và tiếp diễn. Cứ để chúng diễn ra một cách tự nhiên, không chống cự và cũng không tham gia vào các chuyển động này. Theo một nghĩa nào đó, bạn có thể coi chúng giống như việc "Chứng kiến những suy nghĩ" trong thực hành thiền định.

Lưu ý: Tất nhiên, nếu bạn có những chuyển động bất thường xảy ra bên ngoài thực hành thiền định hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác đáng lo ngại, bạn nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ, để đảm bảo rằng bạn không có vấn đề gi về sức khỏe.

Tham khảo thêm: 10 Giai đoạn và 4 cấp bậc của thiền định.

Tác giả: Felicia Castiglione - Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

 Tags:
Viết bình luận của bạn
Những cách thức thay đổi ba Guna trong thực hành Yoga

Những cách thức thay đổi ba Guna trong thực hành Yoga

Thứ Sáu, 04/07/2025 11 phút đọc

Theo triết lý của Ayurveda và Yoga truyền thổng, mọi sinh vật sống đều bị chi phối bởi ba 'Guna' (Triguna) chính, còn được gọi là... Đọc tiếp

Matsyendrasana – Tư thế Vặn Cột Sống Matsyendra: Sự thanh lọc và khai mở từ trục sống

Matsyendrasana – Tư thế Vặn Cột Sống Matsyendra: Sự thanh lọc và khai mở từ trục sống

Thứ Tư, 02/07/2025 5 phút đọc

Với mỗi vòng xoắn của cột sống, Matsyendrasana giúp bạn lắng dịu bề mặt để quay về trung tâm – nơi năng lượng bắt đầu chuyển... Đọc tiếp

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 10: Đánh Thức Rễ Chân

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 10: Đánh Thức Rễ Chân

Thứ Bảy, 28/06/2025 5 phút đọc

🌱 Mở Đầu: Kết Nối Với Nền Đất Trong dòng xoáy bất tận của cuộc sống hiện đại, nơi tâm trí luôn bị kéo về những điều... Đọc tiếp

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Nadi Shodhana (thở mũi Luân phiên)

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Nadi Shodhana (thở mũi Luân phiên)

Thứ Năm, 26/06/2025 7 phút đọc

Tác giả: Swami Nirmalananda Saraswati Nadi Shodhana Pranayama (Thở mũi Luân phiên) với nhiều giai đoạn gồm thực hành cơ bản và nâng cao cùng sự kết... Đọc tiếp

Nội dung bài viết