Giỏ hàng
Tài khoản

Những kỹ năng trước khi thiền định

calendar 31/10/2023 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Những kỹ năng trước khi thiền định

TẠI SAO TƯ THẾ LẠI QUAN TRỌNG?

"Tư thế thiền định có tác động trực tiếp đến việc truyền tải năng lượng sống prana vào cơ thể bạn".

Bậc thầy Patanjali, một trong những thiền giả vĩ đại nhất và ông rất chú trọng đến chất lượng của tư thế (quality of posture). Ông thường sử dụng thuật ngữ "asana siddhi" hay "sự hoàn hảo của tư thế".

Theo Patanjali, chỉ sau khi hoàn thiện tư thế thiền định của một người thì người đó mới có thể tiến bộ trên con đường yoga.

Về câu hỏi: "Thiền giả nên ngồi trong tư thế nào?", Patanjali đã nói: "Sthiram sukham asanam". Nó có nghĩa là bất kỳ tư thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Nhưng điều này không có nghĩa là bạn hoàn toàn có thể bỏ qua "những nguyên tắc cơ bản về tư thế thiền định".

Ở giai đoạn đầu thực hành thiền định, bạn có thể cảm thấy đau nhức ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Bạn có thể vượt qua nó bằng cách thực hành một số bài tập căng giãn cơ bắp của yoga một cách thường xuyên. Nhưng chủ yếu, cách duy nhất để vượt qua trở ngại này là kiên trì thực hành thiền định.

Tư thế đúng là sự tĩnh lặng hoàn toàn của cơ thể. Sự tĩnh lặng của cơ thể tạo nên sự tĩnh lặng của tâm trí và đến lượt sự tĩnh lặng của tâm trí giúp bạn tĩnh lặng hơn về thể chất. Những yếu tố này sẽ bổ sung cho nhau. Cuối cùng, khi bạn tiến triển trên hành trình thiền định của mình - sẽ đến một thời điểm bạn có thể vượt lên trên ý thức cảm nhận về cơ thể. Khi đó, bạn sẽ thực sự cảm thấy rằng cơ thể này là một công cụ, nó phải phục vụ bạn chứ không phải ngược lại. Sự hoàn hảo của tư thế (asana siddhi) là điều cần thiết cho một thiền giả nghiêm túc. Đó là nguồn năng lượng prana cho thực hành thiền định của bạn.

tại sao tư thế lại quan trọng?

6 NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TƯ THẾ THIỀN ĐỊNH

1. Bắt Chéo Chân

Có nhiều cách ngồi bắt chéo hai chân. Bạn có thể chọn bất kỳ cách nào mà bạn cảm thấy thoải mái. Tư thế ngồi bắt chéo chân rất quan trọng vì nó giúp bạn kiểm soát Apana Vayu (Gió Apana), dịch là “Gió Apana hướng xuống dưới và ra ngoài”. Năng lượng của nó nuôi dưỡng các cơ quan tiêu hóa, sinh sản và bài tiết. Nếu bạn mắc một chứng bệnh cụ thể khiến bạn không thể ngồi bắt chéo chân thì bạn có thể ngồi trên ghế. Dù sao đi nữa, ít nhất hãy bắt chéo chân và không ngồi dạng chân sang hai bên. Sự kết hợp của tay và chân là rất quan trọng, nó cho phép sự lưu thông máu và dòng năng lượng prana lưu chuyển một cách hoàn hảo bên trong cơ thể bạn.

2. Lưng Thẳng

Một khi bạn đã học được cách ngồi thiền với tư thế lưng thẳng, bạn sẽ có đủ điều kiện để thực hành nhiều bài tập yoga nâng cao khác nhau. Lưng thẳng giúp truyền tải prana và Samana Vayu (Gió Samana cân bằng: hỗ trợ cho các chức năng tiêu hóa, nó cư ngụ ở rốn), hay sinh lực sống prana và năng lượng nhiệt. Năng lượng nhiệt này còn đóng vai trò là cầu nối cho phép hợp nhất giữa sinh lực sống prana và năng lượng đi xuống (Apana Vayu). Từ sự hợp nhất hai nguồn năng lượng này, bắt đầu kích hoạt nguồn năng lượng nguyên thủy Kundalini hay sức mạnh của Hỏa Xà.

3. Hai Cánh Tay Thư Giãn

Đừng duỗi thẳng hai cánh tay. Hình dạng tự nhiên của hai khuỷu tay bạn là hơi cong nên hãy giữ nguyên chúng như vậy. Hãy để cho chúng thư giãn. Tư thế với hai cánh tay duỗi thẳng và cổ tay chạm vào đầu gối không phải là tư thế thích hợp cho thiền định cường độ cao. Nếu bạn giữ hai cánh tay thật thẳng, chẳng bao lâu chúng sẽ mỏi và gây mất tập trung.

4. Hai Bàn Tay Nắm Vào Nhau

Hai bàn tay bạn có thể đan vào nhau bằng các ngón tay hoặc đặt chồng lên nhau.

  • Đặt bàn tay trái lên trên bàn tay phải giúp cơ thể bạn ấm hơn, tác động đến bán cầu não phải và tiếp thêm năng lượng cho Ida Nadi hay tính chất nữ tính của bạn.
  • Đặt bàn tay phải lên trên bàn tay trái giúp cơ thể bạn mát mẻ hơn, tác động lên bán cầu não trái và năng lượng Pingala Nadi, tăng cường tính chất nam tính.

Những khác biệt này rất khó cảm nhận, nhưng khi tiến bộ bạn sẽ nhận thấy ngay cả những thay đổi nhỏ nhất, do những thay đổi nhỏ nhất tạo ra từ tư thế thiền định của bạn. Lý tưởng nhất là hai đầu ngón tay cái của bạn nên chạm vào nhau.

5. Đầu Thẳng

Cổ và đầu của bạn phải thẳng hàng. Nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân luồng Udana Vayu, năng lượng Gió prana tăng dần (Gió Udana hướng lên trên, nó di chuyển từ tim lên đầu, tới năm giác quan và bộ não). Khi năng lượng Kundalini di chuyển lên trên qua kênh năng lượng Sushumna (kênh Trung Tâm), nó cần một lộ trình thẳng và thông suốt. Do đó, đầu và cổ phải thẳng hàng. Hơn nữa, nó tạo điều kiện cho Vayana Vayu di chuyển dễ dàng hơn, năng lượng khuếch tán từ cổ trở lên. Một điểm tinh tế nhưng quan trọng cần lưu ý ở đây là cổ của bạn không được thẳng cứng (ngay đơ). Về cơ bản, tất cả các bộ phận trên cơ thể bạn phải được thư giãn và ở vị trí bình thường, tĩnh lặng nhưng thoải mái.

6. Ánh Mắt Êm Dịu

Đây là dấu hiệu chắc chắn của một hành giả yoga đích thực. Trải qua thời gian thực hành và kinh nghiệm, bạn sẽ nhận thấy ánh mắt của mình ngày càng trở nên tĩnh lặng. Một ánh mắt tĩnh lặng sẽ truyền tải 5 nguồn năng lượng Gió prana phụ (5 Upa-Pranas: Naga, Kurma, Devadatta, Krikala and Dhananjaya). Những trở ngại do nấc cụt, hắt hơi, ợ hơi đều được loại bỏ bằng cách hoàn thiện ánh mắt của bạn. Ánh mắt tĩnh lặng hỗ trợ cho sự tập trung cao độ, từ đó giúp dòng năng lượng prana tự do lưu chuyển trong cơ thể bạn - đây là lúc mà những cơn đau và cảm giác tê dại bắt đầu biến mất. Việc hạn chế chuyển động của nhãn cầu mắt là một trong những trở ngại cuối cùng trong việc hoàn thiện một tư thế thiền định yên tĩnh. Cho dù bạn nhắm hay mở mắt, thì sự chuyển động của nhãn cầu mắt luôn ảnh hưởng đến sự tĩnh lặng của tâm trí bạn.

HAI YẾU TỐ CẦN THIẾT KHÁC

1. Một Nụ Cười Dịu Dàng

Điều này nghe có vẻ không đáng kể - nhưng nó là một yếu tố quan trọng nữa để đạt được sự tĩnh lặng tổng thể của cả cơ thể và tâm trí. Khi đã ngồi ổn định, hãy giữ cho nó vững vàng nhưng thư giãn. Hãy thư giãn cơ mặt và hơi mỉm cười nhẹ nhàng. Một cảm giác êm dịu bắt đầu thoáng qua khi bạn mỉm cười nhẹ nhàng. Điều này sẽ khiến cho những cử chỉ cau mày và sự căng thẳng sẽ biến mất ngay lập tức.

2. Vị Trí Của Lưỡi Và Răng

Lưỡi của bạn phải chạm vào phần trước của vòm miệng ngay bên trên hàm răng trên. Điều này đặc biệt quan trọng vì việc tiết nước bọt có thể cản trở sự tĩnh lặng hoàn toàn của bạn. Nếu lưỡi của bạn chạm vào phía trên vòm miệng, nước bọt sẽ tự động chảy xuống. Nếu không, thỉnh thoảng bạn sẽ phải nuốt nước bọt. Hành động nuốt làm tăng ý thức về cơ thể. Hai hàm răng nên hơi hé ra một chút và đôi môi khép lại vừa khít - không nghiến răng, không bĩu môi, chỉ là tư thế cơ thể bình thường và tự nhiên.

Tư thế thiền định của bạn phải chắc chắn nhưng không căng thẳng. Nó phải ổn định và thoải mái. Bạn không nên cứng nhắc như một con robot cũng không nên mềm dẻo như một con búp bê nhồi bông. Một tư thế thiền định tốt gồm tất cả 8 yếu tố nêu trên sẽ giúp ích rất nhiều cho dòng năng lượng prana lưu chuyển tự do trong cơ thể bạn.

Đó là tất cả những gì cần thiết cho sự khỏi đầu suôn sẻ trên hành thiền định của bạn.

Có thể bạn quan tâm: Làm cách nào để bạn không kiểm soát hơi thở khi thiền định?

VỀ TÁC GIẢ:

Tên khai sinh của Om Swami tại Ấn Độ là Amit Sharma.

Trước kia, khi chưa trỏ thành một tu sĩ, vào năm 2000, Swami tốt nghiệp Cử nhân Kinh doanh tại Đại học Western Sydney, Úc. Sau đó, ông thi lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của Đại học Công nghệ Sydney. Kể từ đó, ông bắt đầu kinh doanh phần mềm ở Úc và mở rộng hoạt động sang Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh và Ấn Độ. Om Swami đã trở thành một triệu phú nhờ công ty CNTT của mình.

Sự thức tỉnh tâm linh. Vào ngày 15 tháng 3 năm 2010, Om Swami từ bỏ của cải vật chất và lặng lẽ lên đường thực hiện cuộc hành trình tâm linh của mình bên rặng Tuyết Sơn (Himalaya).

Cuộc đời ông đã thay đổi hoàn toàn. Om Swami trở thành một tu sĩ và là một thiền giả lão luyện. Vào thời kỳ đỉnh cao của việc thực hành thiền định, ông đã thiền định 22 giờ một ngày. Tổng cộng ông đã dành hơn 15.000 giờ thiền định và đã trải nghiệm ý thức siêu phàm. Hiện tại, ông đang cư trú tại đạo tràng của mình ở chân núi Himalaya.

Những cuốn sách Bestseller của ông được nhiều người biết đến như: "The Ancient Science Of Mantras"; "Kundalini: An untold story"; "A Million Thoughts"; "If Truth Be Told"; "The Big Questions of Life"... và còn nhiều nữa.

Trích dẫn từ cuốn "A Million Thoughts" | Biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

 

 Tags: Thiền
Viết bình luận của bạn: