Giỏ hàng
Tài khoản

Làm cách nào để bạn không kiểm soát hơi thở khi thiền định?

calendar 28/09/2023 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

làm cách nào để bạn không kiểm soát hơi thở khi thiền định?

Đây là một TRỞ NGẠI đối với hầu hết thiền sinh trong giai đoạn đầu thực hành thiền Anapanasati (Quán Niệm Hơi Thở) của Vipassana. Đồng thời, nó cũng là một CÂU HỎI thường xuyên được đề cập trên các diễn đàn mạng về thiền định. Đã có rất nhiều lời khuyên của các chuyên gia về thiền định... nhưng rốt cuộc NÓ vẫn luôn là một LỖI rất khó khắc phục.

Khi chúng ta 'mắc lỗi' kiểm soát hơi thở thì tiến trình thiền định sẽ bị cản trở. Bởi vì, điều này sẽ tạo ra sự căng thẳng không cần thiết cho cả cơ thể và tâm trí.

Ngoài ra, nhiều người đã hiểu lầm cụm từ "quan sát hơi thở". Thậm chí, một số người đã thực hành "quan sát" bằng cách để cho sự chú ý của họ di chuyển cùng hơi thở mỗi khi nó vào và ra. Theo phương pháp thực hành của Vipassana (Thiền nguyên thủy) thì điều này hoàn toàn SAI - trừ khi bạn đang luyện Khí công (Qigong) hoặc một phương pháp nào khác mà không phải là Anapanasati của Vipassana.

Trong thực tế, chúng ta phải quan sát hơi thở ngay tại "điểm xúc chạm" (touch point). Chính xác là: "Cảm nhận hơi thở ngay điểm xúc chạm". Nhưng điều này một lần nữa cũng làm phát sinh thêm 'rắc rối' khác.

Vậy, chúng ta cùng hãy xem Tỳ kheo Ajahn Sona luận giải về điều này như thế nào:

"Một cụm từ quan trọng được sử dụng trong Kinh Tứ Niệm Xứ (Four Foundations of Mindfulness) và Kinh Anapanasati (Kinh Quán Niệm Hơi Thở), đó là: 'Parimukham satim upatthapetva', thường được dịch là: 'Đặt chánh niệm trước mặt vị đó'. Nhưng mọi người sẽ thắc mắc tại sao Kinh điển (Sutta) Patisambhidamagga, Vimuttimagga và Vissudhimagga đều tự tin cho rằng đặt vị trí của hơi thở tiếp xúc là lỗ mũi. Hơn nữa, chúng ta thấy trong ba tác phẩm này cũng đề cập: 'Ở mũi hoặc ở môi'. Và ở đây, biên tập viên Buddhaghosa đưa ra lời giải thích rằng: 'Người mũi dài có thể cảm nhận được hơi thở ở lỗ mũi khi nó đi qua mũi họ. Tuy nhiên, người mũi ngắn lại cảm nhận được nó ở môi trên'. Đây là một lời giải thích kỳ lạ nếu chúng ta xem xét nó sâu hơn. Bởi vì, ngay cả khi là một 'người mũi ngắn', họ sẽ chỉ có thể cảm nhận luồng không khí ấm áp thở ra từ lỗ mũi lên môi trên, nhưng hoàn toàn không cảm nhận được hơi thở tại đó (môi trên) khi nó đi vào. Vì vậy, có vẻ như chúng ta lại có thêm một câu đố khác.

Nếu chúng ta nhìn lại bài kinh gốc, từ 'mukha' có nghĩa đen và rõ ràng là 'lối vào' hay 'miệng'. Nếu chúng ta gán cho nó ý nghĩa hiển nhiên này thì chúng ta có cụm từ: 'Vị ấy chú tâm vào ‘LỐI VÀO’, lối vào là mũi hoặc miệng. Các nhà bình luận ban đầu cho rằng người đọc nhận ra rằng thiền giả có thể thở bằng miệng hoặc bằng mũi. Nếu người đó thở bằng miệng, họ nên hướng sự chú ý của mình vào sự tiếp xúc với không khí ở môi. Đó thực sự là một lời khuyên rất hợp lý, vì sẽ thật xấu hổ nếu phải từ bỏ thiền hơi thở chỉ vì bị cảm lạnh hoặc bị nghẹt mũi! Cho nên, chúng ta thấy những gì bắt đầu như một vị trí trực tiếp của hơi thở tiếp xúc ở mũi hoặc miệng, tức là 'lối vào', từ từ đảm nhận sự bổ sung cho lời giải thích khó hiểu về 'người mũi dài và mũi ngắn'.

Sau đây là bản tóm tắt ngắn gọn những hướng dẫn dành cho thiền sinh thực hành thiền hơi thở:

  • Chú ý đến cảm giác hơi thở / không khí bất cứ nơi nào nó đi vào và thoát ra khỏi cơ thể.
  • Nếu nhận thức thị giác (Nimitta) phát sinh, hãy bỏ qua chúng.
  • Nếu tâm trí lang thang không cho phép điều đó. Hãy quay trở lại điểm tiếp xúc của hơi thở.
  • Duy trì sự chú ý tại vị trí trong suốt thời gian thở vào và thở ra (không thay đổi giữa mũi và môi).
  • Cảm giác hay nhận thức về cảm giác không khí chuyển động sẽ chuyển thành cảm giác tĩnh tại, đây là dấu hiệu tâm trí đang tĩnh lặng.
  • Hãy tập trung vào đặc tính thoáng đãng, bồng bềnh này, nó sẽ lan tỏa khắp đầu. Thiền giả sẽ trải nghiệm một cảm giác trống rỗng mát mẻ và thoáng đãng trong đầu. Điều này có thể lan tỏa khắp cơ thể. Đây là một 'Dấu hiệu' (Nimita) nữa của sự tĩnh lặng ngày càng gia tăng.
  • Hãy an trụ trong sự nhẹ nhàng thoáng đãng này như một kinh nghiệm để tập trung tâm trí vào đó" (By: Ajahn Sona).
  • Bản thân mình đang áp dụng theo thực hành này: "Chú tâm vào điểm xúc chạm của hơi thở" và đã đạt được nhiều tiến bộ. Lỗi "kiểm soát hơi thở" mình đã từng trải qua. Vài kinh nghiệm của mình như sau:
  • Trước khi thực hành hãy hít thở vài hơi thật sâu để cảm nhận vị trí nơi hơi thở xúc chạm với mũi. Đặt sự chú ý của bạn lên đó, tiếp theo là cảm nhận sự xúc chạm của hơi thở vào-ra. Không được phép thay đổi ví trí cảm nhận sự xúc chạm.
  • Đừng quá tập trung hoặc căng thẳng. Giống như lần đầu tập đi xe đạp, nếu bạn giữ chặt ghi đông thì sẽ không thể duy trì được sự cân bằng. Hãy tập trung tâm trí kết hợp với thả lỏng và thư giãn.
  • Chăm chỉ thực hành và thực hành liên tục sẽ giúp bạn vượt qua được lỗi này. Giống như khi bạn đã thuần thục trong việc lái xe hơi. Bạn không còn bận tâm tới việc sang số, bật đèn xi nhan... mọi việc diễn ra một cách tự động.
  • Sau một thời gian hơi thở sẽ trở nên nhẹ và vi tế. Đồng thời, cả cơ thể và tâm trí trở nên thư giãn, tĩnh lặng - lúc nãy sẽ xuất hiện trạng thái hôn trầm vi tế (subtle dullness). Vì vậy, hãy gia tăng hơn nữa sự tập trung và chánh niệm của bạn.

Tham khảo thêm: 10 Giai đoạn và 4 cấp bậc của thiền định

Nguồn: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

Viết bình luận của bạn: