SALE TƯNG BỪNG - MỪNG ĐẠI LỄ - LÊN TỚI 50%

Pratyahama là gì? Những trở ngại trong thực hành Pratyahama

Đồ tập Yoga Tốt
Thứ Sáu, 14/10/2022 3 phút đọc
Nội dung bài viết

Những trở ngại trong thực hành Pratyahama

Pratyahara là một thuật ngữ tiếng Phạn, thường được dịch là "sự rút lui (tâm trí) ra khỏi các giác quan - withdrawal of the senses". Đây là chi thứ 5 trong 8 chi của Patanjali Yoga và Raja Yoga, bao gồm:

  1. Yamas: 5 giới luật về đạo đức (ngũ giới).
  2. Niyamas: 5 giới luật về tinh thần (ngũ hạnh).
  3. Asana: Tư thế Yoga
  4. Pranayama: Kỹ thuật thở
  5. Pratyahara: Sự rút lui ra khỏi các giác quan
  6. Dharana: Tập trung tâm trí
  7. Dhyana: Thiền định
  8. Samadhi: Siêu ý thức hay Giác ngộ

Tuy nhiên, đối với những người thích hưởng thụ niềm vui vật chất, họ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong thực hành Pratyahara. Sự phụ thuộc của họ vào những rung động từ sự khoái lạc bởi các giác quan như thính giác, vị giác, khứu giác, xúc giác, thị giác - đây thực sự là một trở ngại rất đáng kể trong thiền định.

Trong thực tế, trở ngại thường xuyên và phổ biến nhất - đó là sự đau nhức cơ thể khi thiền định. Nó sẽ khiến bạn rất khó tập trung tâm trí để tiếp tục thực hành của mình.

Tất nhiên, đã có rất nhiều hướng dẫn về thiền định để vượt qua trở ngại này.

  • Nhưng tại sao bạn vẫn thất bại?
  • Làm thế nào để đạt được Pratyahara hay vượt qua cảm giác đau nhức của thể xác?

Như chúng ta đã biết, nhiều Thiền giả cao cấp và các Bậc thầy yogi thường thực hành phương pháp nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting method). Ngoài những lợi ích về sức khỏe, thì nó còn giúp họ làm chủ và kiểm soát sự rung động bởi kích thích từ những cảm xúc của cơ thể (đói, khát, nóng, lạnh, ham muốn...). Mục đích cuối cùng của phương pháp này là đạt được Pratyahara, hay rút lui tâm trí ra khỏi những kích thích bởi các giác quan.

Sự thích ứng của tâm trí và sự lắng dịu của các giác quan đem lại những lợi ích gì trong thiền định?

Trước kia khi mới bắt đầu thiền định, hai cổ chân của mình thường xuyên đau nhức sau một khoảng thời gian nhất định. Mình vẫn cố gắng để tập trung vào hơi thở. Kết thúc buổi thiền, mình không có cảm giác đau nhức, nhưng không thể đứng dậy vì hai cổ chân tê dại và phải xoa bóp. Theo thời gian, cơn đau cổ chân của mình cũng biến mất. Trong thiền định, người ta gọi đó là "trạng thái hòa hợp giữa cơ thể và tâm trí", khiến cho cơ thể tự động thích ứng.

Theo Thiền sư Culadasa, hay còn gọi là Tiến sĩ John Yates:

"Bằng sự hợp nhất liên tục của tâm trí và sự lắng dịu hoàn toàn của các giác quan, sự thích ứng của cơ thể sẽ xuất hiện, và những trở ngại (đau nhức) này sẽ biến mất".

Hôm nay, mình đăng bài viết này để chia sẻ kinh nghiệm từ chính bản thân qua việc áp dụng những kiến thức đã học hỏi được.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

Viết bình luận của bạn
Câu chuyện về hơi thở – Bạn đang thở đúng cách?

Câu chuyện về hơi thở – Bạn đang thở đúng cách?

Thứ Hai, 21/04/2025 14 phút đọc

Câu chuyện mộc mạc nhưng sâu sắc mở ra một hành trình chuyển hóa qua từng nhịp thở. Cùng khám phá cách thở đúng trong Yoga... Đọc tiếp

HÃY KIÊN TRÌ – Sự Kiên Định Trong Yoga Là Chìa Khóa Của Chuyển Hóa

HÃY KIÊN TRÌ – Sự Kiên Định Trong Yoga Là Chìa Khóa Của Chuyển Hóa

Chủ Nhật, 20/04/2025 5 phút đọc

Trong suốt hơn 25 năm thực hành và giảng dạy yoga, có một điều tôi luôn quan sát thấy ở mọi học viên – từ người... Đọc tiếp

Những dấu hiệu dễ nhận biết khi các luân xa mất cân bằng

Những dấu hiệu dễ nhận biết khi các luân xa mất cân bằng

Chủ Nhật, 20/04/2025 6 phút đọc

Có nhiều dấu hiệu khác nhau giúp chúng ta nhận biết về tình trạng của các luân xa. Nhưng chúng ta cần phân tích tình trạng... Đọc tiếp

10 Bí Quyết Duy Trì Việc Tập Yoga Thường Xuyên

10 Bí Quyết Duy Trì Việc Tập Yoga Thường Xuyên

Thứ Bảy, 19/04/2025 6 phút đọc

Bạn đã từng trải qua cảm giác hào hứng khi bắt đầu tập yoga – trái tim rộn ràng, tâm trí tò mò khám phá, cơ... Đọc tiếp

Nội dung bài viết