Giỏ hàng
Tài khoản

5 Cách thức yoga giúp phát triển khả năng trực giác

calendar 09/04/2020 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

5 Cách thức yoga giúp phát triển khả năng trực giác

Trong từ điển Merriam-Webster định nghĩa: "Trực giác là một khả năng hoặc năng lực tự nhiên giúp chúng ta có thể nhận biết điều gì đó, mà không cần bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào. Đó là một cảm giác sẽ dẫn dắt bạn hành động theo một cách thức nào đó mà bạn hoàn toàn không hiểu lý do tại sao".

1. THÂN THỂ

Cơ thể chúng ta có khả năng trực giác (linh tính) để bảo vệ chính nó bằng cách căng cơ ở một số khu vực nhất định khi bị căng thẳng. Chúng ta thường siết chặt các cơ gập hông, cơ cổ, cơ vai và hàm, rất ít khi chúng ta để ý đến những điều này. Theo Thuyết tiến hóa, các cơ gập hông sẽ kích hoạt khi chúng ta phải đối mặt với các tác nhân gây căng thẳng đe dọa đến sự sinh-tử. Chẳng hạn như mối đe dọa bị động vật ăn thịt, điều này cho phép chúng ta chạy trốn một cách nhanh chóng. Đây chỉ là một ví dụ về phản ứng Chiến đấu - Hoặc - Bỏ chạy của cơ thể.

Ngày nay, cơ thể chúng ta hầu như không còn phân biệt được sự căng thẳng sinh-tử với sự căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày. Nó không còn khả năng sử lý và đánh giá không chính xác các tác động. Khi mối quan hệ của chúng ta bị đổ vỡ, nó có thể gây ra sự căng thẳng và đồng thời cơ thể siết chặt các nhóm cơ tương tự như lúc chúng ta bị thú ăn thịt tấn công. Cơ thể giải phóng cortisol, hoóc môn (hormone) gây căng thẳng, để chuyển sang cơ chế sinh tồn. Thật không may, cơ thể chúng ta giải phóng hoóc môn này ngay cả khi chúng ta không cần đến cơ chế sinh tồn. Hoóc môn cortisol đã được khoa học chứng minh là có ảnh hưởng bất lợi đến sức khỏe của chúng ta, khi cortisol được giải phóng quá mức. Nó trở nên độc hại đối với cơ thể.

Phụ nữ thường có xu hướng tích tụ những cảm xúc ở hông như, sự cam chịu, sự căng thẳng, cảm xúc bị dồn nén, tổn thương về tình dục và trầm cảm. Bởi vì, phụ nữ có xu hướng thể hiện vai trò của người "Nuôi dưỡng". Điều này có thể gây ra các chứng bệnh như: Đau vùng thắt lưng và đau dây thần kinh tọa, các vấn đề về bụng và khả năng sinh sản, chứng viêm loét, vấn đề kinh nguyệt, và nhiều chứng bệnh khác. Năng lượng bị mắc kẹt chuyển biến thành sự đau đớn, khó chịu do những tổn thương không được xử lý đúng cách. Đàn ông thường tích tụ những cảm xúc này ở cổ và vai. Bởi vì, họ là những "Người Che chở Mạnh mẽ". Điều này dẫn đến tình trạng vùng ngực bị căng cứng và lưu lượng máu đến vùng ngực bị thiếu, nó gây ra vô số vấn đề về sức khỏe và tim mạch. Ngoài ra, tất cả chúng ta đều tích tụ sự căng thẳng ở các bộ phận khác nhau trên cơ thể, điều này dựa trên tính cách, nhận thức của các phản ứng căng thẳng trong cơ thể, và tùy thuộc vào lối sống hoặc nghề nghiệp, sức khỏe tâm thần, v.v.

Các bài thực hành yoga sẽ loại bỏ năng lượng căng thẳng bị mắc kẹt trong cơ thể, chúng bị tích tụ từ những tổn thương trước đó, những độc tố bị tích tụ trong các tế bào của chúng ta, hoặc những cảm xúc bị dồn nén. Nhiều giáo viên gọi các tư thế yoga là những "Trạng thái". Bởi vì, chúng ta trải nghiệm nhiều cảm xúc khác nhau trong các tư thế, giống như các tình huống trong cuộc sống. Yoga là một phép ẩn dụ về cuộc sống, ở chỗ chúng ta đặt bản thân mình một cách có chủ định vào những tình huống này. Vì vậy, chúng ta có thể thực hành để xử lý chúng một cách hiệu quả, an toàn và có ý thức. Thông qua thực hành yoga, chúng ta ý thức được tầm quan trọng của nhận thức hoặc không quan trọng của những trạng thái trong cuộc sống. Bằng việc thực hành các phương pháp an toàn, tích cực đối với cơ thể ngay trong thực tại và bằng cách nhận biết và giải tỏa sự dồn nén và căng thẳng, điều này sẽ giúp chúng ta đưa ra quyết định bằng trực giác và nó sẽ phụng sự chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Các tư thế yoga tập trung vào vùng bụng sẽ hỗ việc trợ trau dồi các kỹ năng trực giác (linh cảm) của bạn bằng cách giải độc khu vực này. Gồm các tư thế xoắn-vặn bụng dưới:

  • Tư thế Ngồi Xổm (Malasana - Garland Pose)

Tư thế Ngồi Xổm (Malasana - Garland Pose)

  • Tư thế Cái Ghế (Chair Pose)

Tư thế Cái Ghế (Chair Pose)

  • Tư thế Cái Ghế Vặn (Chair Twist Pose)

Tư thế Cái Ghế Vặn (Chair Twist Pose)

  • Tư thế Góc Vươn Một Bên Mở Rộng (Bound Extended Side Angle Pose)

Tư thế Góc Vươn Một Bên Mở Rộng (Bound Extended Side Angle Pose)

Tư thế Góc Vươn Một Bên Mở Rộng một bên

  • Tư thế Nằm Vặn Người B (Belly Twist B)

Tư thế Nằm Vặn Người B (Belly Twist B)

  • Tư thế Ngồi Vặn Người 02 (Half Seated Twist 02)

Tư thế Ngồi Vặn Người 02 (Half Seated Twist 02)

  • Tư thế Ngồi Gập Người (Seated Forward Bemd)

Tư thế Ngồi Gập Người (Seated Forward Bemd)

Những tư thế này sẽ cho phép bạn thúc đẩy Nhóm Cơ Trung Tâm (Core) và loại bỏ năng lượng tiêu cực cùng các độc tố từ ruột của bạn. Giải độc chất cặn bã trong ruột đem lại sự khỏe mạnh cho cơ thể và tâm trí. Giữ cho khu vực này sạch sẽ để hỗ trợ cho sự tiêu hóa và bài tiết và hỗ trợ cho quần thể vi khuẩn ruột khỏe mạnh. Một hệ tiêu hóa hoạt động lành mạnh là điều thực sự cần thiết đối với hoạt động trí óc và sức khỏe tổng thể. Hệ thống thần kinh ruột (Enteric Nervous System - ENS) được gọi là "Bộ não thứ hai" hoặc bộ não của ruột vì nó có thể hoạt động độc lập với não và tủy sống, hay hệ thống thần kinh trung ương (Central Nervous System - CNS). Đây chính là lý do phải giữ cho ruột của bạn luôn sạch sẽ, khỏe mạnh. Đó là trung tâm của trực giác (Linh cảm). Bạn đã bao giờ nghe thấy thuật ngữ này chưa? "Hãy tin vào trực giác của bạn!".

2. KHOA HỌC

Khoa học ngày nay đã xác nhận hệ thống kinh mạch châm cứu. Tại Bệnh viện Necker ở Paris, trong một nghiên cứu được thực hiện chung với Phòng thí nghiệm Tế bào học tại Bệnh viện Quân đội. Một chất đánh dấu phóng xạ đã được tiêm vào các huyệt đạo và sau đó được chụp ảnh bằng camera gamma. Các đường dẫn của hệ thống kinh mạch châm cứu đã xuất hiện. Các đường kinh mạch mang năng lượng đi khắp cơ thể và nó kết nối với các hệ thống mà dường như chúng không liên quan với nhau. Có thể bạn nghĩ rằng, việc chữa trị những tổn thương trước đây không phải là điều quan trọng đối với sức khỏe tổng thể của mình. Nhưng ngay cả những khối năng lượng bị tắc nghẽn, chẳng hạn như từ ngón tay bị gãy, điều này có thể dẫn đến sự phân tán năng lượng trong các khu vực khác của cơ thể. Trong yoga, chúng ta tập trung vào việc tăng thêm sức mạnh và tăng cường tính linh hoạt ở mọi bộ phận cơ thể. Bao gồm các ngón tay, ngón chân, cổ tay và các khu vực dường như không quan trọng khác. Để cung cấp năng lượng và lưu lượng máu lành mạnh và phòng tránh thương tích và bệnh tật.

Trong Tây y, chúng ta tách biệt cơ thể thành nhiều bộ phận riêng lẻ, và dành nó cho các chuyên gia đối với một số chứng bệnh cụ thể. Việc tồn tại các chuyên gia y tế đã khiến chúng ta không xem xét con người như một sự vận hành tổng thể, và thay vào đó là các bộ phận hoặc cơ quan riêng biệt. Bệnh ung thư không chỉ xảy ra trong một vùng trên cơ thể. Toàn bộ cơ thể bị phá hủy và độc tố biểu hiện như một căn bệnh trong các cơ quan hoặc cơ thể bị suy yếu. Bởi vì, chúng ta không quan tâm đến lối sống của mình, nhưng toàn bộ cơ thể đã bị ảnh hưởng vì điều này.

Bệnh tật có thể bắt nguồn từ việc thiếu sự hài hòa trong cơ thể, hoặc thiếu sự thư giãn và thanh thản. Từ Yoga bắt nguồn từ tiếng Phạn là "Yuj", có nghĩa là "Hòa hợp" hay "Cái ách - Kết nối". Thực hành yoga mang lại cho chúng ta sự hòa hợp tất cả các bộ phận cơ thể, chúng dường như riêng biệt và trở thành một tổng thể. Vì vậy, chúng ta có thể đạt được sự "Hài hòa", nó giúp ngăn ngừa bệnh tật, tổn thương và đau đớn. Chúng cân bằng giữa sức mạnh và sự linh hoạt, điều này giúp chúng ta có khả năng trực giác (linh cảm) nhạy bén để bảo vệ bản thân mình trong cuộc sống hàng ngày.

3. TINH THẦN

Cũng giống như cơ thể mình, tâm trí chúng ta không muốn bị gò bó hay yếu đuối. Điều này đang diễn ra suốt nhiều năm mà chúng ta không quan tâm đến. Nếu bạn bị đau ở một bộ phận cơ thể nào đó, thì điều thường làm là, bạn hoàn toàn không bận tâm đến khu vực đó để đối phó, hoặc như là cách "điều trị" với cơn đau và sự khó chịu. Đây là một tác dụng giảm đau hoặc tự thôi miên mà tâm trí đánh lừa chúng ta, để cho phép chúng ta hoàn thành công việc hoặc có thể chịu đựng cơn đau trong suốt cả ngày. Cơn đau chắc chắn sẽ quay trở lại với các tần suất khác nhau trong những tình huống khác nhau. Sự thảnh thơi tạm thời ở khu vực này của cơ thể nhưng sẽ dẫn đến tổn thương nhiều hơn. Bởi vì, chúng ta vô tình gây thêm sự căng thẳng cho nó hoặc siết chặt các cơ bắp xung quanh khu vực để bảo vệ nó. Điều này làm tổn thương các khớp xương, dây chằng và các cơ bắp. Sự "tự tách rời" khiến chúng ta mất kết nối với các bộ phận của cơ thể. Điều này có tác động làm "tắt" các phần ảnh hưởng của bộ não để kết nối với các bộ phận khác nhau trên cơ thể. Chắc chắn, điều này gây bất lợi cho khả năng trực giác của chúng ta, nó cần phải nhạy bén trong bất kỳ thời khắc nào.

Trái ngược với những điều đã được đề cập ở trên. Trong yoga, chúng ta kích hoạt và kết nối với tất cả các bộ phận và cơ quan của cơ thể. Chúng ta trải nghiệm bằng "trực giác - linh cảm" về những điều phù hợp với bản thân mình, cả trên thảm tập và trong cuộc sống hàng ngày. Khi chúng ta không hướng tâm trí vào bên trong để kết nối và đáp ứng, chúng ta sẽ cảm nhận sự không hòa hợp. Do đó, chúng ta thường tìm kiếm sự kết nối thông qua các kích thích bên ngoài như, phương tiện truyền thông xã hội hoặc truyền hình. Chúng khiến cho tâm hồn và trực giác của chúng ta bị nhấn chìm bởi ý kiến của người khác. Một bài thực hành yoga sẽ giúp chúng ta lắng dịu tâm trí để lắng nghe câu trả lời từ bên trong. Khi học cách hướng tâm trí vào bên trong, chúng ta sẽ trau dồi trực giác, bản năng và trí tuệ của mình.

4. CẢM XÚC

Khi tôi bắt đầu tập luyện yoga, nhiều cảm xúc khó chịu đã nảy sinh bên trong tôi. Tôi thường nhìn các học viên khác trong lớp với sự tức giận và hoài nghi, về thái độ bình thản một cách hiển nhiên của họ đối với việc thực hành yoga. "Làm thế nào mà 'Lũ khốn' làm được điều đó ??". "Tôi ghét giáo viên này!". Đây là những câu độc thoại thâm hiểm trong đầu tôi suốt phần lớn thời gian của buổi tập.

Cho đến một ngày nọ, tôi đã hiểu được lý do tại sao chúng ta thực hành yoga. Sự tức giận, căng thẳng trên khuôn mặt tôi và những cảm xúc bị ràng buộc với những vấn đề còn tích tụ lại, khi chúng được giải quyết và giải tỏa, điều này đem lại sự bình thản cho bản thân tôi. Tôi vẫn trải qua những cảm xúc khó chịu này ở các mức độ khác nhau nhưng cách tôi trải nghiệm và xử lý chúng thì khác biệt so với trước kia. Đặt bản thân mình vào tình huống căng thẳng để gợi lại dấu tích cũ, và điều này cho phép tôi gột rửa nó một cách an toàn. Thông qua thực hành yoga, tôi nhận biết và gắn nhãn cho những cảm xúc mà tôi đã trải nghiệm. Sau đó tôi thực hành đối đầu với chúng một cách an toàn và để chúng trôi đi. Những cảm xúc cũ, độc hại không có lợi cho cơ thể. Chúng ta có sự lựa chọn những gì phù hợp nhất với bản thân mình, nhưng những cảm xúc độc hại luôn che mờ sự phán xét của chúng ta. Trên thảm tập, chúng ta có thể nhận biết và xem xét một cách an toàn những cảm xúc và phản ứng nào làm cho chúng ta bị kìm hãm. Hãy học cách để giải tỏa tất cả những cảm xúc này.

"Bạn nên rời khỏi thành phố cùng sự tiện nghi của mình, để đến nơi hoang dã và sống theo bản năng của chính mình. Những gì bạn khám phá sẽ là những điều kỳ diệu. Điều kỳ diệu là bạn sẽ thấu hiểu chính bản thân mình" - Alan Alda (diễn viên, đạo diễn, nhà biên kịch người Mỹ).

5. TÂM LINH VÀ CÁC LUÂN XA

Luân xa được kích hoạt khi chúng ta tập trung vào vùng chính giữa bụng hay trung tâm trực giác, đây là Luân xa thứ 3 - Luân Xa Đám Rối Thần Kinh Mặt Trời (Solar Plexus Chakra), nó nằm trong đám rối thần kinh mặt trời. Khu vực được xác định cho lòng tự trọng của chúng ta và chứa đựng cái tôi của chúng ta. Sự rối loạn chức năng trong Luân xa này (không thanh thản hoặc không thể kết nối), điều này khiến cho người đó gặp khó khăn trong việc đạt được và duy trì năng lực cá nhân của mình. Trực giác bắt nguồn từ luân xa này và nó là nơi chúng ta có được "bản năng trực giác" của mình, nó chỉ dẫn cho chúng ta để đưa ra các quyết định. Thông qua việc thanh lọc Luân xa này, chúng ta trau dồi lòng tự trọng, điều này rất cần thiết để phát triển các kỹ năng trực giác.

Đi theo sự lựa chọn của bạn cần có lòng can đảm. Đôi khi, bạn quyết định trái ngược với ý muốn của mọi người. Hãy nói "không" với những điều không giúp ích cho bạn, và hãy đối mặt với cám dỗ của bạn hay những cám dỗ từ người khác. Chúng ta có thể kêu gọi sức mạnh và sự thông thái của những người đi tiên phong để dẫn dắt chúng ta trên con đường đã lựa chọn. Chúng ta thực hành kỹ năng đối mặt với thế gian và tất cả những thách thức mà nó mang lại thông qua các tư thế yoga. Trong các tư thế Chiến Binh 1-2-3, chúng ta thực hành mở ngực và trái tim, thúc đẩy Nhóm Cơ Trung Tâm (Core), giữ cho cơ thể và tâm trí cân bằng một cách mạnh mẽ, và giữ cho hơi thở êm dịu, chậm rãi. Hãy trở thành một chiến binh dũng cảm và có nhận thức trên chiến trường và trong cuộc sống hàng ngày.

Tư thế chiến binh 1

Tư thế chiến binh 2

Tư thế chiến binh 3

Tiếng nói của trực giác cũng giống như tiếng nói từ chính bản thân chúng ta, chỉ cần bình tĩnh, thu thập và chắc chắn. Sự lo lắng, nghi ngờ và lý luận logic bằng lý trí, tất cả những cuộc độc thoại như vậy sẽ lấp đầy tâm trí và nhấn chìm trực giác của chúng ta. Vì vậy, hãy thực hành để làm lắng dịu tâm trí.

"Học cách lắng nghe trực giác của bạn lúc đầu có thể là một thử thách. Trực giác của bạn sẽ cho bạn biết một sự thay đổi mà bạn chưa hiểu rõ. Bằng cách lắng nghe trực giác của mình, điều này đã chỉ dẫn cho tôi rằng, có một dòng chảy cho phép cuốn tôi đi tới một thế giới đầy bí ẩn, trong đó mọi thứ diễn ra theo những cách thức đáng ngạc nhiên". – Rosemary Eads (Bà là bác sĩ y khoa chuyên về liệu pháp thôi miên chữa bệnh, và liệu pháp về cảm xúc và trực giác).

Tác giả: Rima Danielle Jomaa | Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh mình họa từ Internet.

Viết bình luận của bạn: