ĐÓN QUỐC TẾ YOGA - GIẢM ĐẾN 50% SUỐT THÁNG 6

6 Tư thế yoga nhiều rủi ro nhất

Đồ tập Yoga Tốt
Thứ Tư, 24/06/2020 6 phút đọc
Nội dung bài viết

6 Tư thế yoga nhiều rủi ro nhất

Yoga luôn được coi là một bộ môn tập luyện nhẹ nhàng, nó tác động chậm lên cơ thể nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe tổng thể của người tập. Đây là một thực hành hiệu quả để làm giảm căng thẳng, hỗ trợ tâm trí thư giãn và tăng cường tính linh hoạt cho cơ thể. Tuy nhiên, giống như bất kỳ hình thức tập luyện nào khác, điều quan trọng là phải thực hiện đúng cách thức và sự liên kết tư thế chính xác. Ưu tiên hàng đầu là tránh chấn thương và đạt được lợi ích tối đa đối vơi sức khỏe người tập.

Trong lúc thực hành, một số tư thế yoga đòi hỏi người tập phải thực hiện với sự chính xác và tính kiên nhẫn. Bởi vì, chỉ một sai lầm nhỏ cũng có thể gây ra chấn thương. Dưới đây là 6 tư thế yoga nhiều rủi ro nhất:

1. Tư Thế Đứng Bằng Đầu (Headstand - Salamba Sirsasana)

Tư Thế Đứng Bằng Đầu (Headstand - Salamba Sirsasana)

Đứng Bằng Đầu không chỉ là tư thế yoga khó nhất, mà còn khá mạo hiểm. Bởi vì, việc đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể của bạn trên cổ có thể gây ra sự căng cơ và chấn thương cổ. Điều tồi tệ nhất có thể xẩy ra đối với những người có cổ dễ bị tổn thương, và nó làm nặng thêm chấn thương cột sống trước đó của họ. Nếu sự liên kết của tư thế không chính xác, hoặc nếu bạn không duy trì được sự cân bằng của cơ thể, bạn sẽ bị ngã và tự làm tổn thương chính mình. Vì sự an toàn của chính bạn, hãy thực hiện tư thế này gần tường. Trong trường hợp bạn là người mới tập luyện thì cũng không cố gắng thực hiện tư thế này. Điều quan trọng đầu tiên đối với những người mới tập luyện là, phải tăng cường sức mạnh của nhóm cơ trung tâm (core), cùng nhóm cơ của thân trên gồm hai vai và hai cánh tay.

2. Tư Thế Đứng Trên Vai (Shoulderstand - Salamba Sarvangasana)

Tư Thế Đứng Trên Vai (Shoulderstand - Salamba Sarvangasana)

Sự bất cẩn khi nhập vào tư thế Đứng Trên Vai có thể gây chấn thương cho cột sống và cổ của bạn. Đây là một tư thế không ổn định, vì cơ thể chúng ta không quen với việc duy trì trong những tư thế như vậy. Đối với người mới tập luyện, họ nên tuyệt đối tránh thực hiện tư thế yoga này. Trong nhiều lớp học yoga, thậm chí các giáo viên không dạy tư thế này bởi vì sự phức tạp của nó.

3. Tư Thế Plank Thấp / Tấm Phản và Tư Thế Plank / Tấm Ván (Low Plank and High Plank - Chaturanga Dandasana)

Tư Thế Plank Thấp / Tấm Phản (Low Plank - Chaturanga Dandasana)

Tư Thế Tấm Ván (Low Plank and High Plank - Chaturanga Dandasana)

Hai tư thế này có vẻ vô hại, nhưng chúng thực sự quá phức tạp và rắc rối hơn bạn tưởng. Khi thực hiện hai tư thế này, nếu bạn không thực hiện với độ chính xác tối đa, điều này sẽ cực kỳ nguy hiểm cho Chóp Xoay (Rotator Cuff) ở vai của bạn. Chấn thương sẽ ngày càng tiến triển nặng hơn, khi việc thực hiện tư thế được lặp đi lặp lại một cách không chính xác. Để tránh thực hiện sai hai tư thế này, hãy chắc chắn rằng hai vai của bạn được căn chỉnh chính xác và không bị lệch.

4. Tư Thế Đứng Gập Người (Standing Forward Bend - Uttanasana)

Tư Thế Đứng Gập Người (Standing Forward Bend - Uttanasana)

Trong tư thế Đứng Gập Người, bạn phải kéo căng gân kheo để cúi xuống. Khi thực hiện các tư thế yoga gập người như vậy, bạn luôn có nhiều cơ hội để căng giãn gân kheo của mình. Tuy nhiên, nếu bạn không gập người từ phần hông một cách chính xác, bạn có thể làm cho gân kheo và cơ bắp bị kéo căng quá mức. Đừng thúc đẩy bản thân vượt quá giới hạn của chính mình. Bởi vì, chấn thương gân kheo sẽ tốn nhiều thời gian để chữa trị.

5. Tư Thế Anh Hùng Nằm Ngửa (Reclining Hero Pose - Supta Virasana)

Tư Thế Anh Hùng Nằm Ngửa (Reclining Hero Pose - Supta Virasana)

Anh Hùng Nằm Ngửa là một tư thế tuyệt vời để mở hông và phần cẳng chân của bạn. Nhưng những người bị chấn thương đầu gối và mắt cá chân nên tránh thực hiện tư thế này.

Hỗ trợ Tư Thế Anh Hùng Nằm Ngửa (Reclining Hero Pose - Supta Virasana)

Vì sự an toàn của bạn, hãy sử dụng một chiếc chăn mềm để lót thay vì chỉ dùng thảm tập.

6. Tư Thế Bánh Xe (Wheel Pose - Urdhva Dhanurasana)

Tư Thế Bánh Xe (Wheel Pose - Urdhva Dhanurasana)

Trong tư thế Bánh Xe, bạn rất dễ gặp rủi ro nếu dùng đầu của mình để chống xuống thảm trong khi thực hiện động tác uốn cong lưng để nhập vào tư thế. Thảm tập trơn trượt cũng là vấn đề đặc biệt lưu ý ở tư thế này, khi lực chủ yếu dồn vào lòng bàn tay và chân, rất dễ trượt gây nguy hiểm, vì vậy bạn cần phải chuẩn bị cho mình một tấm thảm tập yoga có độ bám thật tốt. Tư thế này cũng cực kỳ nguy hiểm đối với bất cứ ai có vấn đề về xương hoặc lưng, và đặc biệt nguy hiểm nếu bạn không khởi động để làm nóng cơ thể trước khi thực hiện tư thế. Mọi người thường có xu hướng nằm ngửa trong khi thực hiện tư thế, điều này tạo nên áp lực đáng kể lên cổ khi họ uốn cong lưng để nhập vào tư thế. Nếu bạn bị viêm khớp, chấn thương vùng lưng, hoặc bạn gặp các vấn đề về mắt và tim, hay bạn bị chấn thương vai, cổ tay, thì tư thế này chắc chắn không dành cho bạn.

Lưu ý: Trên đây chúng tôi chỉ đưa ra 6 tư thế yoga điển hình. Ngoài ra, còn các biến thế hoặc tư thế nâng cao khác từ những tư thế này, và chúng cũng có thể gây ra các chấn thương tương tự như đã được đề cập.

Nguồn: Times of India | Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

Viết bình luận của bạn
Matsyendrasana – Tư thế Vặn Cột Sống Matsyendra: Sự thanh lọc và khai mở từ trục sống

Matsyendrasana – Tư thế Vặn Cột Sống Matsyendra: Sự thanh lọc và khai mở từ trục sống

Thứ Tư, 02/07/2025 5 phút đọc

Với mỗi vòng xoắn của cột sống, Matsyendrasana giúp bạn lắng dịu bề mặt để quay về trung tâm – nơi năng lượng bắt đầu chuyển... Đọc tiếp

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 10: Đánh Thức Rễ Chân

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 10: Đánh Thức Rễ Chân

Thứ Bảy, 28/06/2025 5 phút đọc

🌱 Mở Đầu: Kết Nối Với Nền Đất Trong dòng xoáy bất tận của cuộc sống hiện đại, nơi tâm trí luôn bị kéo về những điều... Đọc tiếp

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Nadi Shodhana (thở mũi Luân phiên)

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Nadi Shodhana (thở mũi Luân phiên)

Thứ Năm, 26/06/2025 7 phút đọc

Tác giả: Swami Nirmalananda Saraswati Nadi Shodhana Pranayama (Thở mũi Luân phiên) với nhiều giai đoạn gồm thực hành cơ bản và nâng cao cùng sự kết... Đọc tiếp

Nguồn gốc bí ẩn của ngũ hành trong luân xa – Phần 2

Nguồn gốc bí ẩn của ngũ hành trong luân xa – Phần 2

Chủ Nhật, 22/06/2025 9 phút đọc

Tác giả: Marin Vayu 🧘‍♀️ Khám phá mối liên hệ giữa ngũ hành cổ xưa và hệ thống luân xa trong yoga – một cái nhìn mới... Đọc tiếp

Nội dung bài viết