-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
7 Sai lầm của các thiền giả cao cấp
30/10/2020 Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt
Trên con đường thiền định của bạn, khi bạn càng tiến triển lên cao thì càng có nhiều cạm bẫy đang chờ đón bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn không bao giờ nuôi dưỡng cái tôi của mình dưới bất kỳ hình thức vi tế nào. Bởi vì, tâm trí sẽ có nhiều cách thức khác nhau để đánh lừa bạn.
1. Không Quan Sát Khoảng Cách Giữa Các Ý nghĩ
Khi bạn bắt đầu chứng kiến tâm trí và những ý tưởng của nó. Theo đúng phương pháp, bạn nên quan sát các ý nghĩ mà không phán xét chúng. Một cách chậm rãi, bạn sẽ chứng kiến tâm trí, nó bắt đầu chậm lại và bạn sẽ nhận thấy khoảng cách giữa hai ý nghĩ. Tiếp theo, bạn nên tập trung nhiều hơn vào việc quan sát khoảng cách hoặc khoảng tĩnh lặng giữa hai ý nghĩ. Sự tĩnh lặng giữa hai ý nghĩ thực sự là "Viên ngọc quý". Hãy tập trung vào sự tĩnh lặng này và để cho nó ngày càng trở nên lớn hơn. Sự tĩnh lặng này phản chiếu sự tĩnh lặng của chánh niệm và nội tâm bạn, những cấp độ tinh thần mà bạn đang cố gắng đạt được thông qua thiền định.
2. Sử Dụng Những Sức Mạnh Huyền Bí
Khi bạn thực hiện bất kỳ "Thực Hành Tinh Thần Có Kỷ Luật - Sadhana" nào một cách tận tâm trong thời gian dài, thì một vài sức mạnh huyền bí có thể đến với bạn. Nhưng, không có nghĩa là bạn nên sử dụng chúng. Bởi vì, những sức mạnh huyền bí này có được là nhờ năng lượng tích lũy từ "Thực Hành Tinh Thần Có Kỷ Luật - Sadhana" của bạn. Nếu bạn sử dụng năng lượng tích lũy thì nó sẽ bị tiêu tan, và bạn sẽ đánh mất "Thành Tựu Pháp - Siddhi". Hơn nữa, nếu bạn không sử dụng những sức mạnh huyền bí này, thì năng lượng đó sẽ được sử dụng để khai mở các luân xa cao cấp của bạn.
3. Bản Ngã Vi Tế
Tâm trí luôn luôn dẫn dụ bạn bằng các trò chơi lừa đảo của nó. Cho đến giây phút cuối cùng của Định - Samadhi, bạn vẫn luôn gặp những phiền nhiễu bởi bản ngã. Bản ngã của thiền giả trở nên rất tinh tế và khôn ngoan. Vì vậy, tâm trí của thiền giả phải thực sự sắc như dao cạo để nhận biết bản ngã đang đánh lừa mình như thế nào.
4. Thích Trở Thành Bậc Thầy - Guru
Khi những thiền giả cao cấp muốn thể hiện bản thân một cách quá nhiệt tình để thu hút mọi người chú ý đến họ. Nhưng thực ra họ vẫn chưa giác ngộ. Họ chưa đạt được Định - Samadhi. Nhiều khi họ tuyên bố rằng, mình là "Bậc thầy Giác ngộ" và bắt đầu giáo huấn cho mọi người. Nhưng họ chỉ thực sự giúp đỡ những người đồng môn nếu không lừa dối. Họ có thể mở trại thiền nhưng không nên đánh lừa mọi người bằng cách nói rằng, họ đã đạt tới trình độ cao siêu, hoặc trở thành người đã "Giác ngộ".
5. Quá Nghiêm Khắc
Thiền định mang lại lối sống vô tư không bị ràng buộc vào bất cứ điều gì. Nhưng không vì thế mà thiền giả trở nên quá nghiêm khắc. Lối sống vô tư nhưng không nên trở thành người nghiêm khắc. Đặc biệt, thiền giả nên thêm vào các hoạt động giúp tâm trạng nhẹ nhàng hơn như cười đùa, làm vườn, làm gốm, nấu ăn hoặc bất kỳ hoạt động nào như vậy. Đừng sống quá nghiêm khắc nhưng hãy chân thật.
6. Trốn Tránh Khỏi Xã Hội
Thực hành thiền định là để chứng kiến tất cả vạn vật và trải nghiệm tất cả sự việc trong cuộc sống hàng ngày. Thiền giả nên tập trung tâm trí trong mọi tình huống. Môi trường xã hội là một trong những nơi tốt nhất để trải nghiệm thực hành thiền định của bạn. Vì vậy, đừng trốn tránh hay xa rời khỏi xã hội.
7. Trì Hoãn Thực Hành Thiền Định
Có nhiều cách mà tâm trí cố gắng đánh lừa thiền giả. Một trong những mưu mẹo của tâm trí là: "Thực hành thiền định của bạn đang tiến triển tốt. Vì vậy, bạn hãy từ từ! Nếu bạn không giác ngộ trong kiếp này, thì bạn chắc chắn sẽ giác ngộ trong kiếp sau!". Trong trường hợp này, hãy chứng kiến thói quen trì hoãn thực hành thiền định của bạn. Trong thiền định, bạn nên thư giãn nhưng không có nghĩa là trở nên lười biếng, hoặc trì hoãn sự phát triển trí tuệ của mình. Hãy chứng kiến và quan sát mọi thủ đoạn của tâm trí.
Có thể bạn quan tâm: 18 Huyền thoại và quan niệm sai lầm về thiền định.
Tác giả: Amit - Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.