Giỏ hàng
Tài khoản

Ăn chay và những lợi ích đối với tâm trí

calendar 13/04/2020 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Ăn chay và những lợi ích đối với tâm trí

"Cơ thể là ngôi đền của bạn. Hãy giữ cho nó tinh khiết và *trong sạch để cho linh hồn trú ngụ". - B. K. S. Iyengar

TÂM TRÍ

Sự trói buộc và giải thoát là những trạng thái của tâm trí. Tâm trí, như một khối năng lượng rung động, bị giới hạn bởi kết cấu hoặc điều kiện của năng lượng đó. Nếu năng lượng nặng nề hoặc trì trệ, với nó ít có thể thực hiện để tạo ra trạng thái tĩnh lặng và rõ ràng cần thiết để phản chiếu chân tướng của linh hồn. Một số yếu tố nhất định làm u ám tâm trí và làm cho nó dày đặc hoặc nặng nề, rung động rất chậm đôi khi dường như trống rỗng. Mặt khác, một số yếu tố làm nhẹ tâm trí, khiến nó trở nên trôi chảy và tinh tế, rung động ở mức rất cao. Chính điều kiện sau là cần thiết để đạt được trạng thái giải thoát hay đúng hơn là trạng thái giải thoát tinh thần khỏi ảo tưởng của sự trói buộc và đau khổ. Điều thực sự khi tâm trí trở nên được giải thoát, nhưng sự giải thoát đó cũng ảnh hưởng đến sự tự do của linh hồn một cách căn bản và giải thoát nó. Để đạt được sự giải thoát như vậy, tâm trí phải được thanh lọc và tinh khiết, việc ăn chay là một trong những biện pháp tốt nhất và mạnh mẽ nhất cho sự thanh lọc của tâm trí.

ĂN CHAY VÀ Ý THỨC

Mặc dù việc ăn chay thường chỉ được coi là vấn đề của sức khỏe thể xác, nhưng từ xa xưa tồn tại một nguyên tắc bí ẩn "Nơi chốn thiêng liêng, cũng như hạ giới / Tinh thần, cũng như thể xác", đây là một chân lý cơ bản của vũ trụ, việc ăn chay là một khía cạnh quan trọng của sự tiến triển cảm xúc, trí tuệ và tinh thần. Đối với việc ăn chay và ý thức có mối tương quan mật thiết với nhau, và sự tinh khiết của việc ăn chay là một sự hỗ trợ hiệu quả cho tính chất tinh khiết và rõ ràng của ý thức.

Sự thanh lọc các cấp độ tinh tế của chúng ta phụ thuộc vào sự thanh lọc các thực thể bên trong thể xác chúng ta. Điều này có nghĩa là, khi chúng ta nhận thức rằng tất cả những gì tạo nên một con người được hình thành từ các dạng năng lượng khác nhau và nguồn năng lượng duy nhất đó, chúng được đưa vào cơ thể thông qua ánh sáng mặt trời, không khí và thức ăn. Và cho đến nay đó là nguồn thực phẩm cần thiết cung cấp lượng năng lượng lớn nhất, từ ​​đó cơ thể phức tạp và đa cấp độ của chúng ta được hình thành.

Khi chúng ta nhận thức rằng bất kỳ vật thể vật chất nào cũng có tất cả các cấp độ mà chúng ta hấp thụ. Cụ thể là, những cơ thể vật chất, trường sinh học, cảm giác, trí tuệ và ý định. Vì vậy, chúng ta sẽ hiểu được tầm quan trọng về loại thực phẩm và tính chất của nó mà chúng ta sẽ hấp thụ. Bởi vì, không chỉ thực thể vật chất của thực phẩm bị đồng hóa vào cơ thể vật chất của chúng ta, mà cả các năng lượng tinh tế cũng được hợp nhất với các cấp độ tinh thần của chúng ta nữa. Đây là giáo huấn trong kinh Chandogya Upanishad: "Tâm trí được tạo thành bởi thức ăn. Đó là phần tinh tế của sữa di chuyển lên trên khi sữa bị khuấy lên và trở thành bơ. Theo cách tương tự, phần tinh tế của thực phẩm được ăn vào sẽ di chuyển lên trên và trở thành tâm trí. Như vậy, tâm trí được tạo thành bởi thức ăn" (Chandogya Upanishad 6.5.4, 6.6.1,2,5).

Chúng ta không thể có một bức tượng bằng đá cẩm thạch từ đất sét, chúng ta cũng không thể có bột lúa mì từ bột lúa đại mạch. Sản phẩm cuối cùng sẽ luôn bao gồm tính chất của vật liệu ban đầu. Vì vậy, cơ thể chúng ta cũng giống như vậy, từ thô thiển cho tới tinh tế. Cơ thể sẽ phản chiếu những đặc tính của thực phẩm đã tham gia vào sự hình thành nên chính nó.

Ăn chay và tâm trí

KHÍA CẠNH HUYỀN BÍ

Từ đâu mà tất cả các lớp năng lượng đến? Đầu tiên chúng ta có được các mức năng lượng này từ cha mẹ, nhưng khi chúng ta lớn lên và phát triển, chúng ta thay thế và gia tăng các năng lượng đó thông qua thực phẩm chúng ta ăn, đồng thời chúng ta nhận được một số năng lượng từ ánh sáng và không khí.

Không có gì tồn tại là "vật chất rắn". Tất cả các vật thể hữu hình được cấu tạo từ các phân tử, các phân tử thì được cấu tạo từ các nguyên tử, các nguyên tử lại được cấu tạo từ các hạt mà trong phân tích sau cùng chúng là năng lượng rung động (sóng) - hay chẳng là thứ gì hết. Sự khác biệt duy nhất giữa vàng, gỗ, nước và xác thịt con người là hình dạng hay tập tính của năng lượng mà chúng được tạo thành. Nếu chúng ta xem xét tỉ mỉ toàn bộ các loại tồn tại có liên quan từ dưới cùng - nơi chúng ta đang hiện hữu - thẳng lên nơi cao nhất (nhưng không bao gồm), tới cõi giới của linh hồn tinh khiết, đó là tất cả các dạng khác nhau của năng lượng, nhưng cùng trong một bản thể.

Điều này cũng đúng với vũ trụ riêng lẻ, cá thể của chúng ta, mà chúng ta gọi là "tôi". Nó được tạo nên bởi các lớp năng lượng kế tiếp nhau từ rất tinh tế cho đến rất thô thiển. Tất cả các mức năng lượng tồn tại trong tạo hóa cũng tồn tại trong chúng ta. Chúng ta thực sự là những phản chiếu bé nhỏ của vũ trụ lớn hơn. Tinh thần của chúng ta tràn ngập vũ trụ nhỏ bé của mình, đang làm cho sống động và dẫn dắt nó, cũng giống như Thượng Đế tràn ngập, đang làm cho sống động và dẫn dắt vạn vật.

Tất cả những điều mà chúng ta trải nghiệm như "chúng ta", chỉ là các tầng năng lượng vũ trụ khác nhau rung động ở các mức độ khác nhau. Cơ thể vật chất là tầng dày đặc nhất, sau đó là tầng năng lượng trường sinh học, nó giữ cho cơ thể hoạt động và liên kết nó với trường năng lượng khác là tâm trí. (Bởi "tâm trí" có nghĩa là phần tri giác của chúng ta có thể nhìn, nghe, ngửi, và nhiều thứ khác, bằng các thông tin được truyền từ các giác quan qua hệ thống thần kinh tới não.) Vượt trên tâm trí là trí tuệ, vai trò của nó mà chúng ta không chỉ nhìn thấy một bàn tay mà còn phân biệt được đó là một bàn tay và không phải là một bàn chân. Vượt trên trí tuệ là một cấp độ còn tinh tế hơn mà từ đây sức mạnh ý chí của chúng ta phát sinh. Ý thức và hành vi của con người chẳng là gì khác hơn, chúng là những trạng thái và hoạt động của các cơ thể năng lượng với sự rung động khác nhau này.

Tham khảo thêm: Dinh dưỡng và năng lượng Prana

VỀ TÁC GIẢ:

Đức Cha trưởng tu viện (Abbot) George Burke (Swami Nirmalananda Giri) là người sáng lập và là viện trưởng của Tu viện Ánh sáng Linh hồn (Atma Jyoti Ashram) tại Cedar Crest, bang New Mexico, Hoa Kỳ.

Trong nhiều chuyến hành hương đến Ấn Độ, ông đã có cơ hội gặp gỡ một số nhân vật tâm linh vĩ đại nhất của Ấn Độ, bao gồm Swami Sivananda ở Thành phố Rishikesh và Anandamayi Ma. Trong chuyến đi đầu tiên đến Ấn Độ, ông đã được Swami Vidyananda Giri, một đệ tử trực tiếp của Bậc thầy Paramhansa Yogananda đón tiếp ân cần.

Tại Hoa Kỳ, ông cũng gặp nhiều vị thánh Cơ đốc giáo khác nhau, bao gồm Saint John Maximovich ở San Francisco và Saint Philaret Voznesensky của New York. Ông đã được Giáo hội Công giáo Tự do (Quốc tế) thụ phong lên chức Tư tế vào ngày 25 tháng 1 năm 1974 và thánh hiến lên Giám mục vào ngày 23 tháng 8 năm 1975.

Đây sẽ là một điều gây ngạc nhiên đối với nhiều tín đồ Cơ Đốc Giáo. Bởi vì, George Burke là một tín đồ Cơ Đốc Giáo nhiệt thành nhưng ông cũng nghiên cứu và học hỏi rất nhiều về Ấn Độ Giáo và yoga. Bản thân ông là người thực hành yoga và ăn chay trường toàn phần. Ông là tác giả của một số cuốn sách về thiền định và đời sống tinh thần thiết thực, bao gồm:

  • Om Yoga Meditation: Its Theory and Practice
  • The Dhammapada for Awakening
  • The Gospel of Thomas for Awakening
  • May a Christian Believe in Reincarnation?
  • The Christ of India: The Story of Saint Thomas Christianity

Ghi Chú: Từ 'Trong Sạch' còn có nghĩa bóng là 'Không Tội Lỗi'

Tác giả: Abbot George Burke | Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

Viết bình luận của bạn: