-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bạn là người có bản lĩnh mạnh mẽ hay yếu đuối?
12/02/2022 Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt
Khi tôi nghĩ về một người có bản lĩnh mạnh mẽ, tôi liền nghĩ đến James Bond trong bộ phim "Điệp viên 007". Cảnh ông ta bị trói vào ghế trong một căn phòng, bị tra tấn nhưng vẫn không hề tiết lộ bí mật...
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa bản lĩnh mạnh mẽ và yếu đuối còn tinh tế hơn thế rất nhiều lần.
"Bản lĩnh" mà tôi đang muốn đề cập chủ yếu gồm 2 khía cạnh, "sức mạnh tinh thần" và "tính cách" của chúng ta.
Một người có bản lĩnh yếu đuối chỉ biết lang thang trong cuộc sống mà không bao giờ có được cảm giác viên mãn hay hạnh phúc thực sự, và họ liên tục cảm thấy “cuộc sống đang bất công với mình”. Trong khi đó, một người có bản lĩnh mạnh mẽ, với nhiều khả năng đạt được mức độ hạnh phúc sâu sắc hơn, và biết cách kiểm soát / làm chủ cuộc sống của chính họ nhiều hơn.
Đây không chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, mà còn là quan điểm thường được chia sẻ bởi các chuyên gia trong ngành tâm lý học.
Vì vậy, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những ý kiến và phân tích của các chuyên gia, để xác định những dấu hiệu quan trọng cho thấy một người nào đó có bản lĩnh mạnh mẽ hoặc yếu đuối.
Nhân tiện, bạn cũng nên xem xét 20 tiêu chí sau đây để tự đánh giá bản thân mình.
1. Che Dấu Sự Bất An Của Họ
Bà Lybi Ma, biên tập viên và cũng là người Điều hành tạp chí "Tâm Lý Học Ngày Nay - Psychology Today". Bà hoàn toàn đồng ý và cho rằng, ở một mức độ nào đó - tất cả chúng ta đều đang "đeo mặt nạ cảm xúc".
Ví dụ: nếu ai đó cảm thấy không an toàn, họ có thể "ẩn sau lớp mặt nạ" để được người khác ngưỡng mộ.
Nếu ai đó cảm thấy thiếu sức mạnh, họ có thể ẩn sau lớp mặt nạ là "kẻ bắt nạt". Nếu ai đó cảm thấy rằng mọi người không yêu thương họ, họ có thể ẩn sau lớp mặt nạ của "sự tức giận".
Mọi người thường giả vờ rằng mọi thứ đang ổn trong công việc, cho dù công việc của họ đang thực sự không suôn sẻ, và thường giả vờ rằng mọi thứ vẫn ổn trong cuộc hôn nhân của họ, cho dù đời sống vợ chồng đang lạnh nhạt.
Cựu luật sư và cũng là nhà văn, bà Susan Sparks đã viết rằng, "Chúng ta đang che giấu món nợ mà chúng ta đã gánh chịu, để trả giá cho lối sống mà chúng ta không thể trả nổi".
Hành Động Giả Vờ Gặp Khó Khăn, Vất Vả Của Những Người Có Bản Lĩnh Yếu Đuối:
Bà Amy Morin, nhà xã hội học và tâm lý trị liệu lâm sàng được cấp phép, và là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất (bestseller). Bà đã phát hiện ra rằng “Hành động giả vờ đang gặp khó khăn" là để đề cao tính cách, ý nói rằng: “ Hãy nhìn xem, tôi tuyệt vời cỡ nào..!”.
Nhưng thông thường, vẻ ngoài mạnh mẽ đó chỉ là lớp vỏ nhằm che giấu sự bất an sâu sắc bên trong họ.
2. Thường xuyên Tìm kiếm Sự Xác thực Từ Bên ngoài
Thường xuyên cần sự chấp thuận của người khác, thay vì dựa vào "sức mạnh bên trong" của chính bạn. Điều này cho thấy sự thiếu tự giác và là dấu hiệu của một bản lĩnh yếu kém.
Nhà văn và là nhà tâm lý trị liệu, Tiến sĩ Ilene S. Cohen đã viết rằng: "Khi những người khác thừa nhận bạn và làm ảnh hưởng đến cách bạn đưa ra quyết định, thì đó là dấu hiệu của sự tự nhận thức thấp kém về bản thân, trí óc không sáng suốt và thiếu nhận thức tổng thể về điều gì thực sự quan trọng đối với bạn".
Tuy nhiên, điều này không được nhầm lẫn với các hành động của "những người có tính tự giác cao và có đầu óc vững vàng", họ luôn biết cách tận dụng ý kiến và quan điểm của các chuyên gia để đưa ra quyết định tốt hơn, những người luôn hướng tới những gì thực sự quan trọng đối với họ.
Theo các chuyên gia tâm lý học tại PsychCentral: "Khi chúng ta không dựa dẫm vào các nguồn từ bên ngoài (những người khác hoặc các phương tiện truyền thông xã hội) để xác nhận sự tồn tại tích cực của mình. Theo thời gian, ý thức về lòng tự trọng của chúng ta sẽ bắt đầu thực sự phát triển từ trong ra ngoài.
Một cách chậm rãi, chúng ta sẽ cảm thấy gắn kết hơn với chính mình. Theo thời gian, khi chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, quan điểm của chúng ta cũng sẽ thay đổi và chấp nhận những điều cụ thể về bản thân mình, mà thậm chí trước đây tâm trí chúng ta không cho phép chấp nhận những điều đó".
3. Che Giấu và Kìm Nén Cảm Xúc
Kìm nén cảm xúc không giống như che giấu cảm xúc, nhiều người thường nhầm lẫn về những điều này.
Những người kìm nén cảm xúc thường làm như vậy một cách vô thức, do đó họ có thể không nhận ra rằng họ đang kìm nén cảm xúc của mình.
Mặt khác, che giấu cảm xúc là một cơ chế bảo vệ một cách có ý thức, được sử dụng nhằm cố gắng không cho người khác cảm thấy những cảm xúc tiêu cực hoặc bị coi là yếu đuối của họ. Ví dụ, họ cảm thấy đau đớn, bị chấn thương hoặc thể hiện tình cảm hoặc sự đồng cảm với người khác.
Tiến sĩ Y khoa Dan Brennan đã phát hiện ra rằng nếu bạn thường xuyên gặp rắc rối trong các mối quan hệ của mình, hoặc nếu bạn đang cảm thấy không an toàn, hoặc nếu bạn muốn né tránh một số cảm xúc nhất định, thì đây đều có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn có xu hướng không thích một số cảm xúc nhất định một cách vô thức.
Những người thực hành việc cảm nhận tất cả các cảm xúc tiêu cực của họ, và đối mặt với sự bất an của bản thân. Đối với những người này, đầu óc / tinh thần của họ có xu hướng mạnh mẽ hơn nhiều so với những người có đầu óc / tinh thần yếu đuối, khi họ kìm nén và che giấu cảm xúc thực sự của mình.
4. Bạn Nghĩ Rằng Có Thể Làm Được Mọi Thứ
Những người thành công nhất trên thế giới thường tin tưởng vào các chuyên gia trong những lĩnh vực khác nhau, và họ biết giao nhiệm vụ một cách hiệu quả cho những người hiểu biết công việc một cách chi tiết và giỏi hơn họ.
Nói cách khác, những cá nhân có bản lĩnh mạnh mẽ biết rõ những hạn chế (điểm yếu) của họ, và biết cách tận dụng kiến thức chuyên môn (điểm mạnh) của những người khác để giúp họ đạt được mục tiêu chung.
Tôi đã từng nói trước đây là, với tư cách là con người, chúng ta có xu hướng rơi vào cái bẫy một cách tự nhiên về “sự ảo tưởng vượt trội ”, có nghĩa là chúng ta dễ bị ảo tưởng tin rằng chúng ta “biết” nhiều hơn những gì chúng ta thực sự biết (có kiến thức về điều đó).
Theo các chuyên gia tâm lý học, khi chúng ta không hoàn toàn hiểu điều gì đó, chúng ta sẽ có xu hướng đơn giản hóa nó một cách quá mức. Bằng cách đơn giản hóa quá mức, nó mang lại cho chúng ta cảm giác kiểm soát và hiểu biết, nhưng trên thực tế, đó là cảm giác kiểm soát sai lầm.
Nhưng bằng cách nhận thức được những gì bạn "không thực sự biết", điều đó giúp bạn có lợi thế hơn những người khác, thay vào đó là quyền lực và trí tuệ. Bằng cách hiểu rằng bạn không thể “làm” hoặc “biết” mọi thứ, nó cho phép bạn tìm kiếm những góc nhìn thứ 3 từ bên ngoài, điều này cuối cùng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thực tế.
5. Cố Gắng Kiểm Soát Người Khác
Tiến sĩ Janet Brito, một Chuyên gia của tờ tạp chí "Medical News Today". Ông đồng ý rằng mọi người đều muốn kiểm soát cuộc sống của mình, nhưng đối với một số người, họ có nhu cầu kiểm soát mọi thứ "bất cứ khi nào" trong môi trường xung quanh mình. Đây có thể là dấu hiệu của chứng lo âu không thể kiểm soát được, hoặc rối loạn sức khỏe tâm thần, nó giống như "lòng tự ái".
"Cần kiểm soát" mọi thứ ở bên ngoài, đó có thể là dấu hiệu của cảm giác thiếu kiểm soát bên trong tâm trí. Vì vậy, để bù đắp cho những cảm xúc bên trong họ, người đó có xu hướng cố gắng bù đắp lại, bằng cách kiểm soát quá mức những người khác.
Hầu hết các chuyên gia tâm lý học lâm sàng đều đồng ý rằng, khi ai đó cố gắng kiểm soát hoặc thao túng người khác, điều đó có thể gây tổn hại và đó là một hình thức lạm dụng.
Quản lý vi mô là điều mà tất cả chúng ta có thể làm mà không cần nhận thức về nó. Khi một người quản lý vi mô như một cách để cố gắng kiểm soát tình huống. Lý do đằng điều này, chẳng hạn như sợ hãi, mất kiểm soát, thiếu kinh nghiệm hoặc cảm giác bất an.
Đây là lý do tại sao Hiệp hội Y tá Hoa Kỳ (American Association of Nurses) cho rằng, "quản lý vi mô là kẻ thù của làm việc theo nhóm". Trớ trêu thay, bằng cách giải tỏa việc kiểm soát người khác, bạn thực sự củng cố quyền lực cá nhân và tăng cường sự tôn trọng của mọi người với bản thân mình.
6. Đổ Lỗi Cho Người Khác Về Vấn Đề Của Bạn
Đổ lỗi cho người khác về vấn đề và sai lầm của bạn là một cách trốn tránh trách nhiệm một cách vô thức.
Điều này được gọi là "khuynh hướng ích kỷ của tiềm thức", đây là thói quen được hình thành khi mà một người cho rằng những điều tốt đẹp thuộc về họ, và đổ lỗi những điều xấu cho người khác.
Chơi thể thao khi còn nhỏ là một cách tuyệt vời để tôi học hỏi và rèn luyện bản thân về trách nhiệm. Tôi đã lãnh hội nó một cách rất khó khăn, rằng: Nếu bạn mắc lỗi trong trận đấu bóng rổ, sau đó đổ lỗi cho người khác hoặc cố gắng che đậy điều đó, thì bạn sẽ đánh mất sự tôn trọng của đồng đội. Điều này cũng đúng trong cuộc sống hàng ngày.
7. Quá Tin Tưởng
Có một ranh giới / khoảng cách mong manh giữa hoang tưởng và không tin tưởng ai đó và ngây thơ tin tưởng vào mọi người. Quá tin tưởng có thể khiến bạn dễ dàng tiếp cận với những người có thể lợi dụng bạn.
Những người có bản lĩnh yếu kém có thể dễ dàng bị lợi dụng, trong khi những người có bản lĩnh mạnh mẽ hơn, họ nhận thức rõ về những động cơ "vì lợi ích bản thân" tiềm ẩn đằng sau những người muốn lợi dụng họ.
Nhà văn Marty Nemko đồng thời cũng là Tiến sĩ tâm lý học. Ông đã viết 13 cuốn sách về tâm lý học, hơn 4.000 bài báo và gần đây được vinh danh là “Huấn luyện viên về nghề nghiệp tốt nhất” của Khu vực Vịnh San Francisco. Tiến sĩ Marty Nemko nêu ra một số khía cạnh quan trọng mà bạn cần lưu ý khi muốn trao gửi niềm tin của mình:
- Hãy thận trọng với những lời khen ngợi từ những người mà bạn trả tiền thay cho họ.
- Một số người tử tế bởi vì họ muốn một cái gì đó.
- Cẩn thận với một lời đề nghị "hào phóng" (nếu nó quá tốt để trở thành sự thật, thì có thể có một động cơ tiềm ẩn).
- Cẩn thận với sự tức giận giả tạo hoặc những giọt nước mắt giả tạo (có thể được sử dụng để thao túng bạn).
8. Giữ Tâm Trạng Người Bị Hại / Nạn Nhân
Chuyên gia của tạp chí "Healthline", Tiến sĩ tâm lý học Timothy J. Legg đã phát hiện ra rằng "tâm lý nạn nhân" dựa trên ba niềm tin chính cơ bản:
- Những điều tồi tệ xảy ra và sẽ tiếp tục xảy ra.
- Người khác hoặc hoàn cảnh đáng trách.
- Bất kỳ nỗ lực nào để tạo ra sự thay đổi đều sẽ thất bại, vì vậy chẳng ích gì khi cố gắng.
Những niềm tin này đi đôi với việc trốn tránh trách nhiệm. Nhiều chuyên gia tâm lý hiện nay hiểu rằng, "tâm lý nạn nhân" là một cách để những người cảm thấy bất lực và thiếu tự tin, dùng để biện minh cho việc họ đang ở đâu trong cuộc sống (địa vị thấp kém). Thật dễ dàng để đóng vai nạn nhân, và thật khó để chịu trách nhiệm và thực hiện những thay đổi về bản thân họ (cần có một tâm hồn vững vàng). Vì vậy, khi đưa ra hai lựa chọn đó, rất nhiều người đã chọn "con đường ít trở ngại nhất".
9. Thiếu Mục Tiêu Hoặc Mục Tiêu Không Rõ Ràng
Đặt ra các mục tiêu trong cuộc sống, làm việc hướng tới những mục tiêu đó và sau đó đạt được những mục tiêu này. Điều đó có thể là một trải nghiệm khó khăn và cần rất nhiều sự rèn luyện về mặt tinh thần.
Bản thân tôi đã từng thiếu mục tiêu, không đưa ra mục tiêu, đôi khi không đạt được mục tiêu. Tôi hiểu rõ toàn bộ cảm giác của một tinh thần mạnh mẽ và tinh thần yếu ớt khi đối mặt với mục tiêu mình đề ra.
Bất cứ khi nào bạn đưa ra mục tiêu cho mình, sẽ có khả năng bạn thất bại và không đạt được những mục tiêu đó. Đối với nhiều người, nỗi sợ hãi không đạt được mục tiêu thậm chí khiến họ không còn cố gắng nữa.
Điều cuối cùng, những người thiếu mục tiêu rõ ràng có thể thiếu mục đích trong cuộc sống của họ, nhưng bằng cách đề ra mục tiêu và theo đuổi chúng (bất cứ điều gì cần thiết). Bạn sẽ tạo nên một tâm trí mạnh mẽ hơn và khả năng đối mặt với bất kỳ thử thách nào.
10. Bị Ám Ảnh và Phân Tích Sự Việc Một Cách Quá Mức
Khi tôi bị ám ảnh và phân tích sự việc một cách quá mức về một môn thể thao, để tôi có thể trở thành Michael Jordan. Đây là điểm yếu đối với bản thân mà tôi đã tìm hiểu. Nhận thức được việc bị ám ảnh thái quá là bước đầu tiên để dẫn tới thành công.
Theo Tiến sĩ Y khoa Charles Herrick, chủ nhiệm khoa tâm thần học tại Western Connecticut Health Network. Ông cho biết: “Nếu bạn có thói quen phân tích sự việc một cách quá mức, thì bạn có thể bỏ thói quen đó bằng cách thay thế nó bằng một thứ khác”. Đề nghị của ông là: Hãy hoạt động thể chất.
Khi bạn phân tích sự việc một cách quá mức, bạn trở nên bị mắc kẹt trong những hố sâu của tâm trí. Nhưng bằng cách rèn luyện thể chất, nó buộc bạn phải quay trở lại thời điểm hiện tại, để hít thở và hiện diện cùng cơ thể mình. Điều này sẽ giúp bạn ngừng phân tích sự việc một cách quá mức, giúp bạn đặt mọi thứ vào bối cảnh và quan điểm một cách thích hợp.
11. Bị Hấp Dẫn Bởi Sự Ghen Tị và Đố Kỵ
Ghen tị và Đố kỵ và hai đặc điểm độc hại của tính cách, chúng có thể hủy hoại những người có bản lĩnh yếu đuối và đầu độc các mối quan hệ của họ.
Nhiều người thường nhầm lẫm về 2 tính cách này. Đây là những điểm khác biệt của Đố kỵ và Ghen tị:
- Đố kỵ là mối quan hệ hai người: Tôi muốn những gì bạn có.
- Ghen tị là tam giác ba người: Tôi muốn danh tiếng của bạn mà những người khác đã công nhận bạn. Hoặc, tôi muốn bạn không yêu người thứ ba.
Chỉ chú ý đến những thứ người khác có, điều này dành cho người có bản lĩnh yếu đuối. Trong khi đó, chỉ tập trung vào bản thân mình và tôn trọng người khác là dành cho người có bản lĩnh mạnh mẽ.
12. Không Biết Tha Thứ và Tiếp Tục Hận Thù
Bạn có đang ôm ấp mối hận thù không?
Những người có bản lĩnh mạnh mẽ không có thời gian (hoặc năng lực trí óc) để lãng phí năng lượng vào những mối hận thù, họ không ôm giữ sự tức giận hoặc từ chối tha thứ.
Theo các Bậc Hiền triết trí tuệ cổ xưa và lời nói của Đức Phật.
“Khi ôm giữ cơn giận cũng giống như nắm một hòn than đang nóng, với ý định ném nó vào người khác - bạn sẽ là người bị bỏng."
Về lâu dài sẽ đem lại cảm giác dễ chịu hơn nhiều, nếu bạn buông bỏ, tha thứ và quên đi (mặc dù trong ngắn hạn sẽ khó khăn hơn về mặt tinh thần).
13. Có Xu hướng Tức Giận Một Cách Nhanh Chóng
"Nóng tính" và có xu hướng tức giận nhanh chóng, đó là dấu hiệu của một người thiếu "sự dẻo dai về tinh thần" hay sự bình thản cần thiết, để kiểm soát trạng thái cảm xúc của họ một cách đầy đủ.
Sơ hay Nữ tu sĩ Elizabeth Kenny, người từng nổi tiếng trên toàn thế giới khi bà làm việc thiện nguyện ở Úc, Châu Âu và Hoa Kỳ bằng phương pháp chữa bệnh bại liệt của mình. Đây là câu nói nổi tiếng của bà: “Người nào khiến cho bạn nổi giận, kẻ đó đã chinh phục được bạn - He who angers you, conquers you”.
Tiến sĩ Elizabeth Wagner, Người sáng lập và Giám đốc điều hành của Trung tâm Tâm lý học ELEOS. Bà đã gợi ý về thực hành các kỹ thuật thở Pranayama Yoga, để giúp trấn tĩnh bản thân nhằm tìm ra sự cân bằng tâm trí tốt hơn, giữa việc bộc lộ sự tức giận và kiểm soát phản ứng cảm xúc của bạn.
Ví dụ, hãy thử hít thở sâu để giảm nhịp tim, huyết áp và trấn an tinh thần trước khi bạn phản ứng một cách phi lý trí, cho dù điều này sẽ bị cho là: Bạn "yếu đuối" và thiếu "chín chắn".
Bằng cách học cách “kiểm soát cơn giận dữ” thay vì để “cơn giận dữ kiểm soát bạn”. Bạn sẽ mở đường cho những suy nghĩ chín chắn hơn và ít phản ứng yếu đuối hơn về mặt cảm xúc.
- Tham khảo thêm: Các tư thế yoga giúp làm giảm sự tức giận
14. Thích Thống Trị / Chế Ngự Người Khác
Có một sự khác biệt lớn giữa chiến thắng và thống trị. Chiến thắng có thể rất vui vẻ và hào hứng, nhưng một khi chiến thắng (dưới bất kỳ hình thức nào) nên an toàn và yên ổn, vì sẽ có lúc đối thủ của bạn cần đến lòng trắc ẩn và sự đồng cảm.
Chiến thắng là một chuyện, nhưng thống trị còn có ý đồ sâu xa hơn, nham hiểm hơn đằng sau nó. Chỉ chiến thắng thôi là chưa đủ, liệu có cần thiết để bạn khiến cho đối thủ của mình phải lúng túng?
Theo Hiệp hội Khoa học Tâm lý học, những người có đặc điểm thống trị thường thể hiện sự kiêu ngạo, cảm giác vượt trội và tự phụ. Họ có mức độ hiếu chiến cao hơn so với mức trung bình. Họ thường bất đồng với những người khác ở mức độ cao, và có những đặc điểm tính cách thích thao túng mọi người.
Những người thể hiện mức độ thống trị cao cũng đạt điểm cao ở các đặc điểm xấu, nó được gọi là "Ba Đặc Tính Đen Tối - The Dark Triad", đó là: Thủ đoạn xảo quyệt, Tự kiêu và Thiếu nhân cách.
15. Phán Xét và Suy Nghĩ Hạn Hẹp
Không có gì mô tả bản lĩnh yếu đuối bằng việc bạn không có khả năng mở rộng tâm trí và khám phá những quan điểm thay thế khác, so với những quan điểm của cá nhân bạn.
Ví dụ, khi quan sát thấy chiếc xe phía trước bạn vừa cắt mặt ngang qua 3 người. Bạn không thể đánh giá rằng người lái xe đó hoàn toàn là một kẻ ngu ngốc. Điều này sẽ cho phép bạn nhận thức được những cảm xúc tiêu cực của mình - vì đưa ra phán xét vội vàng đã làm mờ nhận thức của bạn.
Bởi vì, có thể người lái xe đó đang gấp rút đưa con gái mình đến bệnh viện để cấp cứu?
16. Mọi Người Luôn "Đúng"
Mọi người luôn “đúng” và bạn cần “chấp nhận” đều là dấu hiệu của sự bất an sâu sắc, thiếu cảm giác tự chủ và là suy nghĩ của người có bản lĩnh yếu đuối. Tôi hiểu rõ điều này, bởi vì tôi đã từng là "người luôn chấp nhận". Kể từ khi tôi thấu hiểu về bản thân mình, tôi đã học cách buông bỏ và không cần phải bận tâm đến bất kỳ cuộc trò chuyện nào (không đáng nghe).
17. Phải Vật Lộn Với Các Mối Quan Hệ
Những người có bản lĩnh yếu đuối thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ, vì họ thường đổ lỗi những sai lầm cho người khác. Điều này ngăn cản họ học hỏi từ những sai lầm của mình hoặc rút kinh nghiệm. Từ đó dẫn đến việc họ mắc phải những sai lầm tương tự và lặp đi lặp lại. Đây là cái mà chúng ta gọi là "Kiểu hành vi lặp lại - Fractal behavioral pattern".
Mối quan hệ trong công việc luôn cần 2 người cùng chịu trách nhiệm. Không phải lúc nào cũng là "lỗi do người kia".
18. Thiếu Khả Năng Tự Chủ / Kiểm Soát Bản Thân
Tự chủ có lẽ là hình ảnh thu nhỏ của người có bản lĩnh mạnh mẽ so với người có bản lĩnh yếu đuối.
Thiếu tự chủ có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát và ảnh hưởng đến mọi lĩnh vục trong cuộc sống của một người nào đó. Từ quan hệ tình dục, đến sức khỏe bản thân, đến việc đưa ra quyết định dài hạn và ngắn hạn.
Trong đề tài Tiến sĩ với tiêu đề “Hướng dẫn cơ bản việc kiểm soát bản thân ”. Anh Jakub Jílek, một sinh viên chuyên ngành Khoa học Thần kinh Nhận thức đã đưa ra một nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy rằng: “Giống như trí thông minh, sự tự chủ cũng có tác động mạnh mẽ đến sự thành công trong cuộc sống và khiến bạn không bị thua kém trong các tầng lớp xã hội. Thậm chí sau 30 năm khi một người đã trưởng thành, các kỹ năng tự kiểm soát bản thân từ thời thơ ấu vẫn còn ảnh hưởng đến sự thành công của họ".
19. Bạn Không Chấp Nhận Thực Tế / Sự Thật
Khi một người không thể vượt qua việc truyền tải thông điệp (về sự thật), đó là dấu hiệu của sự chưa trưởng thành và thiếu ý thức về bản thân.
Những người có bản lĩnh yếu đuối không bao giờ hiểu hết "thực tế' bởi vì họ không thể chấp nhận nó. Sự thật hay thực tế có thể làm tổn thương cái tôi của họ. Những người có bản lĩnh mạnh mẽ có thể chịu đựng và chấp nhận nó, nhưng những có bản lĩnh yếu đuối có thể bắt đầu phủ nhận sự thật, và tìm cách bào chữa vì cái tôi của họ không thể chấp nhận nó.
20. Bạn Là Người Hay Phàn Nàn
Không ai thích một người hay phàn nàn.
Giáo sư Manfred F. R. Kets de Vries, ông là tác giả những bài viết của Tạp chí Kinh doanh Harvard. Ông đã phát hiện ra rằng những người thường xuyên phàn nàn tại nơi làm việc của họ, điều này không chỉ gây độc hại cho bản thân họ mà còn cho cả những người xung quanh.
Những người không ngừng phàn nàn và "đóng vai nạn nhân" hay "tâm lý nạn nhân", do thói quen này đã hình thành từ thời thơ ấu. Giáo sư Manfred tin rằng điều này xuất phát từ nhu cầu "được công nhận" và gây sự chú ý về bản thân họ.
- Có thể bạn quan tâm: Những cách thức để loại bỏ năng lượng tiêu cực
Tác giả: Kiel Jacob | Dịch & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.