SALE TƯNG BỪNG - MỪNG ĐẠI LỄ - LÊN TỚI 50%

Các tư thế yoga giúp làm giảm sự tức giận

Đồ tập Yoga Tốt
Thứ Hai, 28/09/2020 5 phút đọc
Nội dung bài viết

Các tư thế yoga giúp làm giảm sự tức giận

Cảm giác tức giận thường được tạo ra bởi sự thất vọng, bất lực hoặc trải nghiệm của ai đó về việc không được tôn trọng. Đó là một số tình huống có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Nhiều người thường xuyên trải qua cơn tức giận và thất vọng ở mức độ thấp, nó thường biểu hiện bằng hơi thở ngắn bị ngắt quãng và hơi thở nông.

Khi hơi thở bị co thắt vào phần trên khoang ngực, dòng chảy của nguồn năng lượng Prana hay Năng Lượng Sống sẽ bị cản trở. Hơn nữa, phổi không thể đào thải hết khí carbon dioxide (C02) và các chất độc hại khác. Giai đoạn hơi thở ngắn và nông thường được cơ thể duy trì một cách vô thức để kìm nén những cảm xúc giận dữ và khó chịu.

Tuy nhiên, bạn sẽ có cơ hội để thay đổi nhanh chóng trạng thái cảm xúc của mình bằng cách kéo dài hơi hít-thở và hít thở sâu hơn. Điều này hoàn toàn dễ dàng thực hiện thông qua các kỹ thuật thở của Yoga, chẳng hạn như Hơi Thở Ba Phần (Dirga Pranayama - Three Part Breath) và Hơi Thở Chiến Thắng / Đại Dương (Ujjayi Pranayama - Victory / Ocean Breath). Cả hai kỹ thuật thở này đều giúp nâng cao nhận thức về thói quen hít thở nông, hoặc thậm chí việc nín thở dù chỉ trong một hoặc vài giây.

Ngoài ra, bằng cách thực hành các tư thế Yoga cụ thể sẽ giúp bạn giải tỏa những cảm xúc tiêu cực bị kìm hãm, chẳng hạn như cảm xúc đau buồn và tức giận. Sự tức giận thường bị tích tụ ở luân xa cổ họng, vai, vùng cổ và hông. Ví dụ: Khi có ai đó kìm nén cơn giận của mình, thì mọi người thường nói, "Ông ta đã nuốt cơn giận dữ của mình". Khi "nuốt cơn giận", chúng ta thực hiện điều này bằng cách co thắt và đóng chặt vùng cổ họng. Khi hành động co thắt cổ họng này trở thành thói quen, tuyến giáp sẽ bị những tác động tiêu cực theo thời gian.

Hơn nữa, khi chúng ta co thắt vùng cổ họng, để chịu đựng những cảm xúc tức giận hoặc cảm xúc đau buồn, hai vai bắt đầu nhô lên xung quanh tai và vùng không gian dành cho trái tim bị thu hẹp lại. Tất cả những thay đổi của cơ thể chúng ta nhằm kìm nén cảm xúc của mình, sẽ làm giảm khả năng sáng tạo tự nhiên của chúng ta và cản trở dòng chảy tự do của nguồn năng lượng Prana.

Để giải phóng cảm xúc tức giận đang bị kìm hãm trong cơ thể của bạn, hãy thực hành các tư thế Yoga giúp cân bằng lại những cảm xúc một cách toàn diện, bao gồm cả thực hành các Kỹ Thuật Thở (Pranayama) đã được đề cập ở trên. Sau đây là các tư thế Yoga giúp cân bằng lại những cảm xúc của bạn.

1. Các Tư Thế Mở Hông

Lưỡii Liềm Thấp (Anjaneyasana - Low Lunge)
Lưỡi Liềm Thấp (Anjaneyasana - Low Lunge)

Con Ếch (Mandukasana - Frog Pose)
Con Ếch (Mandukasana - Frog Pose)

Bồ Câu (Eka Pada Rajakapotasana - Pigeon Pose)
Bồ Câu (Eka Pada Rajakapotasana - Pigeon Pose)

Vũ Công (Natarajasana - Dancer’s Pose)
Vũ Công (Natarajasana - Dancer’s Pose)

Tư thế Ngồi Dễ Dàng Gập Người (Sukhasana - Easy Pose Forward Bend)
Tư thế Ngồi Dễ Dàng Gập Người (Sukhasana - Easy Pose Forward Bend).

Các tư thế Yoga mở hông rất tốt để giải tỏa những cảm xúc sợ hãi, thất vọng và tức giận bị dồn nén.

2. Các Tư Thế Sợi Chỉ Xâu Qua Kim

 Tư thế Sợi Chỉ Xâu Qua Kim - Nằm Ngửa

Một tư thế Yoga mở hông khác rất hiệu quả và dễ thực hiện, đó là tư thế Sợi Chỉ Xâu Qua Kim - Nằm Ngửa. Phiên bản nằm ngả lưng của tư thế Sợi Chỉ Xâu Qua Kim - Nằm Ngửa này thường được thực hành vào cuối buổi tập và ngay trước khi thực hiện tư thế Xác Chết (Shavasana - Corpse Pose).

Tư thế Sợi Chỉ Xâu Qua Kim (nằm sấp)

Tiếp theo là tư thế Sợi Chỉ Xâu Qua Kim (nằm sấp), nó giải tỏa hoàn toàn sự căng thẳng ở hông, vai, cánh tay phía trên, vùng cổ và vùng lưng phía trên.

Khi những vùng trên cơ thể bị căng thẳng được giải tỏa, những cảm xúc tức giận, thất vọng và cáu kỉnh cũng sẽ được xoa dịu. Sau khi thực hành một loạt các tư thế Yoga để cân bằng lại những cảm xúc, hãy kết hợp cùng các bài tập Kỹ Thuật Thở (Pranayama) để thanh lọc tâm trí. Bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, thư thái hơn và tràn đầy năng lượng. Các tư thế Yoga giúp làm giảm sự tức giận nên là một phần quan trọng trong thói quen hàng ngày của chúng ta.

Có thể bạn quan tâm: 5 bài tập Yoga giúp cân bằng hệ thần kinh.

VỀ TÁC GIẢ:

Cô Virginia Iversen là Thạc Sĩ giáo dục (M.Ed - Master of Education). Cô đã từng thực hành và nghiên cứu về Yoga hơn hai mươi năm. Cô sống ở Woodstock, New York. Tại đây cô làm việc như một nhà văn và chuyên gia hỗ trợ giáo dục. Hiện nay, cô đang nhận viết bài theo yêu cầu của các tờ báo và tạp chí uy tín, các đề tài liên quan đến Yoga và sức khỏe.

Tác giả: Virginia Iversen, M.Ed - Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

 Tags:
Viết bình luận của bạn
Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 6: Chuyến Du Hành Đến Kinh Thành Tim

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 6: Chuyến Du Hành Đến Kinh Thành Tim

Thứ Tư, 07/05/2025 5 phút đọc

❤️ Trong lòng triều đình cơ thể, có một vương quốc đặc biệt – không phải nơi ban hành mệnh lệnh, cũng không nơi ra quyết... Đọc tiếp

Gomukhāsana – Tư thế Đầu Bò: Hòa giải hai thế giới

Gomukhāsana – Tư thế Đầu Bò: Hòa giải hai thế giới

Chủ Nhật, 04/05/2025 5 phút đọc

Bạn có từng thấy mình mắc kẹt giữa hai chiều kéo đối nghịch – như trách nhiệm và tự do, lý trí và cảm xúc? Gomukhāsana –... Đọc tiếp

Swastikāsana – Tư thế chữ Vạn: Ổn định giữa vòng quay cuộc đời

Swastikāsana – Tư thế chữ Vạn: Ổn định giữa vòng quay cuộc đời

Chủ Nhật, 04/05/2025 5 phút đọc

Khi thế giới ngoài kia cứ xoay cuồng – với lịch làm việc dày đặc, thông tin dồn dập, và cảm xúc trôi nổi – bạn... Đọc tiếp

Hành trình trở về cội nguồn Yoga: Khai mở 32 tư thế cổ xưa

Hành trình trở về cội nguồn Yoga: Khai mở 32 tư thế cổ xưa

Chủ Nhật, 04/05/2025 5 phút đọc

Có một thời, yoga chưa phải là những lớp học đông đúc trong phòng máy lạnh. Có một thời, asana không chỉ là hình thể – mà... Đọc tiếp

Nội dung bài viết