Giỏ hàng
Tài khoản

Các luân xa có thực sự tồn tại không?

calendar 14/02/2022 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Các luân xa có thực sự tồn tại không?

  • Liệu có bằng chứng khoa học thực sự nào đằng sau các luân xa?
  • Có phải tất cả cảm giác yêu thương và thanh thản của một yogi đang tràn ngập trong hạnh phúc là do bởi các tư thế yoga uyển chuyển?
  • Một người được trị liệu và phục hồi sức khỏe là do bởi các loại tinh dầu chữa bệnh, hoặc bởi những viên đá tinh thể đầy sức mạnh ma thuật?

Trong một thế giới đầy rẫy những thông tin sai lệch - điều quan trọng là chúng ta phải biết được sự thật. Do đó, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu điều này bằng những khám phá mới nhất của các ngành khoa học hiện đại đang nhận được sự tin cậy của công chúng. Chẳng hạn như Lý thuyết cộng hưởng (Resonance Theory), Y học Năng lượng (Energy Medicine), Năng lượng Vi tế (Subtle Energy) và Sinh lý học Tích hợp (Integral Physiology).

LUÂN XA LÀ GÌ?

Trong bài viết này, chúng ta không đi sâu tìm hiểu về luân xa (chakra), sau đây là một cái nhìn khái quát về 7 Luân xa chính.

Trong tiếng Phạn, từ “chakra" (luân xa) có nghĩa là “bánh xe” và luân xa là những trung tâm năng lượng hay các bánh xe năng lượng, giúp cho năng lượng tự do di chuyển trong cơ thể dọc theo cột sống.

Có bảy luân xa chính chạy dọc theo cột sống, từ xương cụt cho đến vùng không gian bên trên đỉnh đầu của chúng ta (bên ngoài cơ thể). Khi một luân xa bị tắc nghẽn sẽ làm chậm sự chuyển động của bánh xe năng lượng, hoặc nó có thể khiến cho luân xa trở nên hoạt động quá mức khiến năng lượng lưu chuyển quá nhanh trong cơ thể.

Một trong những cách thức cơ bản để khai thông luân xa bị tắt nghẽn là thông qua thực hành yoga, thiền định và chế độ ăn uống được chỉ định bởi các bác sĩ Ayurveda. Ngoài ra, còn có một số loại tinh dầu và đá tinh thể được sử dụng kết hợp với nhau để cân bằng từng luân xa, giúp đưa cơ thể và tâm trí trở lại trạng thái cân bằng.

Đây Là Bản Tóm Tắt Nhanh Về Các Luân Xa:

  1. Luân xa Gốc - Nằm ở đáy cột sống, luân xa Gốc có liên quan đến hạnh phúc tổng thể, trung tâm của bản thể, kho chứa năng lượng và kết nối với đất (màu đỏ).
  2. Luân xa Xương cùng - Nằm khoảng 5 cm dưới rốn, luân xa Xương cùng có liên quan đến kết nối và tình dục (màu da cam).
  3. Luân xa Đám rối thần kinh / Búi mặt trời - Nằm ở khu vực dạ dày, luân xa này có liên quan đến giá trị bản thân, lòng tự trọng và sự tự tin (màu vàng).
  4. Luân xa Tim - Luân xa Tim chịu trách nhiệm về cảm giác vui vẻ, tình yêu, lòng trắc ẩn và sự đồng cảm (màu xanh lá cây).
  5. Luân xa Cổ họng - Nằm trong và xung quanh cổ họng, luân xa này chịu trách nhiệm giao tiếp cũng như lắng nghe người khác, động vật, thiên nhiên. (màu xanh lam).
  6. Luân xa Con mắt thứ ba - Nằm ngay giữa trán và đại diện cho tuyến tùng và sự liên kết của nó với trí tưởng tượng, mơ mộng, ý thức cao cấp, nhận thức và Chân ngã (Siêu thức - Higher self), (màu chàm).
  7. Luân xa Vương miện - Nằm ở bên trên đỉnh đầu, luân xa này chịu trách nhiệm về trí tuệ, thức tỉnh tâm linh và giác ngộ (màu tím đậm hoặc trắng).

LIỆU CÓ MỐI LIÊN KẾT NÀO GIỮA CÁC LUÂN XA VÀ CÁC TUYẾN NỘI TIẾT?

Trong quá khứ suốt hàng ngàn năm ở Ấn Độ, người dân đã từng áp dụng những cách thức chữa bệnh theo các phương pháp của yoga cổ điển và y học Ayurveda. Các yogi đã áp dụng những bài thực hành yoga, kỹ thuật pranayama và thiền định để tăng cường sức khỏe và chữa bệnh. Mặt khác, các bác sĩ Ayurveda sử dụng các loại thuốc được bào chế từ thực vật và nhiều loại tinh dầu, hoặc bằng cách thức tác động lên những điểm năng lượng (huyệt đạo - acupuncture points) để điều trị cho bệnh nhân.

Điều đáng chú ý là, những phương pháp thực hành yoga hoặc trị liệu của Ayurveda đều nhằm tác động vào các luân xa. Hiển nhiên, rất nhiều người đã được cứu sống hay khỏi bệnh.

Như chúng ta đã biết rằng: "Hệ nội tiết là một mạng lưới gồm các tuyến trong cơ thể, chúng tiết ra các hoóc môn (hormone) giúp cho các tế bào liên kết với nhau. Vai trò của hệ nội tiết rất quan trọng đối với hầu hết mọi tế bào, các cơ quan và chức năng của cơ thể".

Các luân xa và hệ nội tiết

Nếu xem xét mô hình của các luân xa và tuyến nội tiết trên cơ thể con người. Điều gây ngạc nhiên là sự tương ứng một cách kỳ lạ giữa chúng. Vậy, liệu có mối liên kết nào giữa các luân xa với các tuyến nội tiết?

  • Luân xa Gốc tương ứng với các Tuyến Sinh sản, tinh hoàn ở nam giới; buồng trứng ở nữ giới kiểm soát sự phát triển giới tính và tiết ra các hoóc môn sinh dục.
  • Luân xa Xương cùng tương ứng với các Tuyến Thượng thận kiểm soát hệ thống miễn dịch và sự trao đổi chất.
  • Luân xa Đám rối thần kinh / Búi Mặt trời tương ứng với Tuyến tụy kiểm soát sự trao đổi chất.
  • Luân xa Tim tương ứng với Tuyến Ức kiểm soát hệ thống miễn dịch.
  • Luân xa Cổ họng tương ứng với Tuyến Giáp kiểm soát nhiệt độ cơ thể và sự trao đổi chất.
  • Luân xa Con mắt thứ ba tương ứng với Tuyến Yên tạo ra hoóc môn và điều chỉnh chức năng của năm tuyến trước đó; đôi khi, tuyến tùng còn được liên kết với luân xa Con mắt thứ ba, cũng như luân xa Vương miện.
  • Luân xa Vương miện tương ứng với Tuyến Tùng kiểm soát các chu kỳ sinh học, bao gồm cả giấc ngủ.

TRƯỜNG ĐIỆN TỪ CỦA CON NGƯỜI VÀ NĂNG LƯỢNG VI TẾ

Chúng ta đã nhận diện và có một số hiểu biết cơ bản về luân xa. Bây giờ, chúng ta cùng tìm hiểu về những bằng chứng khoa học thực sự đằng sau luân xa. Nói rõ hơn, đây vẫn là một ngành khoa học mới nổi và còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết đến.

Tuy nhiên, một trong những mục đích chính của chúng ta ở đây là: Phân biệt những bằng chứng "giả khoa học" với những dữ liệu khoa học có thể đo lường và đánh giá ngang hàng. Trong đánh giá ngang hàng, các chuyên gia xem xét công việc của nhau để đảm bảo điều đó là chính xác, có liên quan và quan trọng.

Vấn đề đầu tiên mà những người hoài nghi thường gặp phải là việc sử dụng từ “năng lượng” để nói về cơ thể con người. Đặc biệt, từ “năng lượng” thường đề cập có liên quan đến các luân xa. Khi sử dụng, từ này rất giống với từ “tự nhiên” hoặc “độc tố”, ở chỗ chúng có thể rất mơ hồ, không rõ ràng hoặc thậm chí cố ý gây hiểu lầm.

Hãy bắt đầu với năng lượng điện từ trong cơ thể con người, năng lượng này đã được biết đến và đo lường trong hơn 100 năm qua, với sự phát minh ra Điện tâm đồ (Electrocardiogram - ECG hoặc EKG) vào năm 1895.

Một cái nhìn tổng thể, cơ thể con người là trường điện từ, còn hệ thần kinh và bộ não của chúng ta phần lớn là "bộ máy" điện hóa học. Tính chất của nước là chất dẫn điện tuyệt vời, và cơ thể con người chiếm tới 70% là nước. Tuy nhiên, một chất dẫn điện thậm chí còn tốt hơn nước - đó là Máu! Trên thực tế, mỗi nhịp tim tạo ra một xung điện trong toàn bộ hệ tuần hoàn.

Điện năng và từ tính có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, các electron trong khi chuyển động sẽ tạo ra từ tính. Tương tự, thỏi nam châm khi quay tròn sẽ tạo ra dòng điện. Sự tương tác của điện năng và từ tính tạo ra một trường điện từ (Electromagnetic Field) bên trong và xung quanh cơ thể con người, có thể đo đạc được.

Tuy nhiên, không chỉ có MỘT trường điện từ xuất phát từ tim và hệ tuần hoàn. Điều gây kinh ngạc là: Mọi cơ quan và mọi tế bào của con người đều có trường điện từ riêng của chúng (!). Trong một tổng thể, chúng tạo thành một trường điện từ của con người có thể đo đạc được. (Xem hình minh họa: "Trường điện từ của tim")

Trường điện từ của tim

TRƯỜNG ĐIỆN TỪ CỦA CON NGƯỜI, TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CỦA CON NGƯỜI, NĂNG LƯỢNG PRANA HAY CHI (KHÍ)

Mặc dù sự hiện diện của trường điện từ của con người là không thể chối cãi, nhưng chức năng và các ứng dụng của nó vẫn đang còn gây tranh cãi.

Trong khi một số người xem nó đơn thuần chỉ là các sóng điện từ và bức xạ do con người tạo ra, chúng như một "sản phẩm phụ" bởi các hoạt động bình thường của cơ các quan và hệ nội tiết của cơ thể. Nhưng, nhiều người lại tin rằng trường điện từ của con người là một thành phần của một cái gì đó lớn hơn, NÓ được gọi là "Trường Năng Lượng Của Con Người" (Human Energy Field - HEF) hoặc "Trường Sinh Học" (Biofield).

Trường sinh học của con người là gì? "Biofield - Trường sinh học" là thuật ngữ của Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ) để xác định về lĩnh vực năng lượng truyền vào cơ thể con người. Chúng bao gồm các nguồn năng lượng được xác thực như năng lượng điện từ, năng lượng nhiệt và năng lượng giả định (Prana / Chi hay Khí). Đây là những Năng lượng Vi tế mà trước kia chưa được đo lường và xác định bởi khoa học phương Tây.

Tuy nhiên, NÓ (Biofield) đã được giải thích một cách thấu đáo trong truyền thống Y học cổ truyền của Trung Hoa và được gọi là “Chi / Khí”. Hoặc, được gọi là “Năng Lượng Vũ Trụ - Universal Energy” hay "Prana" trong yoga cổ điển. Khi Chi / Prana đi vào cơ thể con người, nó sẽ trở thành điện sinh học (bio-electrical).

Theo sự giải thích của "Học viện về các Kỹ thuật Kiểm soát Năng lượng Vũ trụ - Universal Energy Arts Academy" (tạm dịch):

"Năng lượng vũ trụ còn được gọi theo các tên khác nhau như Chi, Prana, Qi hoặc Ki. Đó là năng lượng của sự sống, là sự cân bằng của Âm và Dương (Yin & Yang), là năng lượng thể hiện cho tính chất tích cực và tiêu cực, là năng lượng điện từ thấm nhuần qua vạn vật của tạo hóa. Vì vậy, Chi / Prana có thể được mô tả như một hiện tượng (phenomenon) điện từ (electromagnetic), như một dạng năng lượng ánh sáng (light energy), như một dạng năng lượng điện từ sinh học(bio-electromagnetic) hoặc điện năng (electricity)".

Liệu chúng ta có tìm thấy mối tương quan nào giữa Chi và Prana của Yoga trong văn hóa truyền thống phương Đông không?

Trong cả hai khái niệm về Chi và Prana, các nguyên tắc cổ xưa này đều đề cập đến cùng một nguồn “năng lượng phổ quát” có bản chất là điện từ và phải được cân bằng về mặt năng lượng. Trong nhiều truyền thống yoga, năng lượng được gọi đơn giản là "Prana" thay vì "Chi".

NĂNG LƯỢNG VI TẾ, SINH LÝ HỌC TÍCH HỢP VÀ Y HỌC NĂNG LƯỢNG

Chúng ta vẫn đang tìm hiểu về “năng lượng vũ trụ” - nhưng nó chắc chắn đã vượt qua thử thách của thời gian suốt nhiều thế kỷ, bởi những truyền thống luyện tập Khí công (Chi) và thực hành Yoga (Prana), cùng những truyền thống thực hành khác.

Ngày nay, trong khoa học phương Tây dạng "năng lượng vũ trụ" này đã có một tên gọi khác ít mơ hồ hơn một chút... "Năng lượng Vi tế - Subtle energy".

Theo mô tả trong nghiên cứu có tên là "Bằng chứng Khoa học của Y học Tích hợp" của Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), các nhà nghiên cứu đã giải thích:

“Năng lượng Vi tế cho thấy rằng, nó vượt qua khả năng nhận biết của năm giác quan. Năng lượng này được tiếp nhận vào cơ thể thông qua các "lỗ mở", được gọi là "luân xa", và được chuyển thành dạng năng lượng mà cơ thể con người có thể sử dụng được ở cấp độ tế bào theo đúng nghĩa đen".

Năng lượng Vi tế là nền tảng của Sinh lý học Tích hợp (Integral Physiology). Đây là một mô hình y học kết hợp giữa những kiến thức to lớn của y học phương Tây với những hiểu biết sâu sắc của hệ thống y tế phương Đông - đây là một triết lý tích hợp đúng đắn về phương pháp điều trị bệnh tật. Thông qua các nghiên cứu khoa học, Sinh lý học Tích hợp mang đến một quan điểm trung lập để gắn kết các "Hệ thống Niềm tin" (Belief System), giúp mọi người thuộc nhiều nền văn hóa khác nhau có thể sử dụng để trao đổi những kiến thức vượt ra ngoài những gì khoa học đã biết”. (Hệ thống Niềm tin của chúng ta là một sức mạnh vô hình đằng sau hành vi của chúng ta).

Hơn nữa, THỰC SỰ đang phát triển các kỹ thuật đo lường khoa học để đo lường các trường năng lượng bên trong và xung quanh cơ thể chúng ta. Vật lý lượng tử đã cho chúng ta biết rằng: "Tất cả các tế bào và hệ thống cơ thể luôn chuyển động và liên tục cố gắng đạt được trạng thái cân bằng và cân bằng nội môi". Một nhánh của Y học Tích hợp, đó là Y học Năng lượng (Energy Medicine), ngành khoa học này đang tìm cách hiểu biết nhiều hơn về Năng lượng Vi tế thông qua các kỹ thuật trị liệu.

Từ trước đến nay, y học phương Tây chủ yếu tập trung vào các yếu tố vật lý của cơ thể, Y học Năng lượng lại quan tâm đến nhiều yếu tố phi vật lý khác, chúng tương tác với cơ thể chúng ta như trường điện từ, âm thanh và ánh sáng cũng như điện thế tế bào / điện thế màng. Nói chung, khi được đo lường sẽ đem lại một lượng lớn thông tin tạo ra bức tranh toàn diện về Trường Năng lượng Con người (Human Energy Field - HEF) của mỗi cá nhân chúng ta. Điều này có thể giúp điều trị bệnh tật cũng như dự đoán và ngăn ngừa các chứng bệnh tật khác trong tương lai.

Trong nghiên cứu của Tiến sĩ Christina L Ross của Viện Y tế Quốc gia (Hoa Kỳ), có tiêu đề “Y học Năng lượng: Hiện trạng và viễn cảnh tương lai”, bà Ross đã giải thích như sau:

“Tương lai của Y học Năng lượng phụ thuộc vào khả năng của Y học Đối chứng (Allopathic Medicine), nó được kết hợp giữa vật lý học với hóa sinh. Sự phát xạ của photon sinh học (biophoton) cũng như hệ thống tải nạp thông tin và hệ thống trao đổi thông tin của tế bào đã được chấp nhận rộng rãi trong y học ngày nay. Công nghệ này cần được phát triển để bao gồm sự tồn tại của Trường Sinh học của Con người - Human Biofield hoặc Trường Năng lượng của Con người - Human Energy Field, để hiểu rõ hơn về những xáo trộn trong sự gắn kết của các hình dạng năng lượng, nhằm biết trước những dấu hiệu của bệnh tật, và quá trình lão hóa của cơ thể con người. Các quan điểm khoa học trong tương lai nên bao gồm việc hiểu rõ các điện thế tế bào / điện thế màng, và cách thức chúng liên quan đến sức khỏe và hạnh phúc của chúng ta. Phải hiểu rõ sự chồng chéo và tương quan giữa hệ nội tiết và luân xa, đồng thời phải hiểu rõ cách thức điều trị của Y học Năng lượng để tăng cường cho "Y học Tâm - Thể chất" / "Psychoneuroimmunology Medicine" (tạm dịch).

- Psychoneuroimmunology Medicine "Y học Tâm - Thể chất" (tạm dịch): Là một lĩnh vực y học rất mới, nó nghiên cứu về sự tương tác giữa các chức năng hành vi, thần kinh, nội tiết và miễn dịch. Điều trị cho cả tâm trí và cơ thể (mind - body).

- Cell signaling communication systems (Hệ thống trao đổi thông tin của tế bào): Là quá trình tín hiệu hóa học hoặc vật lý được truyền qua tế bào như một chuỗi các sự kiện ở cấp độ phân tử.

ĐO ĐẠC TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG VI TẾ VÀ TRƯỜNG NĂNG LƯỢNG CỦA CON NGƯỜI

thiết bị đo đạc trường năng lượng

Có một số kỹ thuật và thiết bị để đo Năng lượng Vi tế và Trường Năng lượng của Con người. Một ví dụ là phòng thí nghiệm và trung tâm nghiên cứu có tên là "Psy-Tek Labs", nó cung cấp các xét nghiệm và sàng lọc không xâm lấn bằng các thiết bị tiên tiến và mới nhất:

  • GDV – Gas Discharge Visualization / Bio-Well
  • Es Tek Complex
  • Medical Thermal Imaging
  • Biophoton system
  • AMI – Apparatus for Meridian Identification
  • Biofeedback (EEG, EMG, HRV, SC, etc.)
  • Water testing devices

KẾT LUẬN

Có bằng chứng khoa học THỰC SỰ đằng sau các luân xa, nhưng nó vẫn chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, một số chi tiết và thực hành để "mở", "đóng" hoặc "cân bằng" các luân xa có thể không đo đạc được, khi dựa trên phương pháp khoa học để đo lường. Ví dụ, một số thực hành yoga, chẳng hạn như một tư thế yoga nào đó, chế độ ăn uống hoặc thực hành lối sống yoga, chữa bệnh bằng tinh dầu và đá tinh thể để mở hoặc cân bằng các luân xa.

Nói như vậy, nhưng ngày càng có nhiều bằng chứng khoa học cũng như các lĩnh vực nghiên cứu khoa học mới nổi, như Y học Năng lượng và Sinh lý học Tích hợp để xác thực sự tồn tại của năng lượng vũ trụ chảy qua các luân xa, còn được gọi là Prana, Chi, hoặc Năng lượng Vi tế, chúng có bản chất là điện từ và có thể đo lường được thông qua một số kỹ thuật và thiết bị tiên tiến và đang phát triển.

Cụ thể hơn, có vẻ như dữ liệu khoa học thực sự đằng sau tư thế yoga và luân xa cũng như Chi - một cách tổng thể, có thể xem xét việc “mở và cân bằng các luân xa” giống như một phép ẩn dụ cho sức khỏe tổng thể của hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết. Điều này diễn ra một cách logic - vì tất cả 7 luân xa đều tương ứng với các tuyến nội tiết và nằm dọc theo cột sống, và tủy sống là đường dẫn các tín hiệu thần kinh từ não gửi đến cơ thể và từ cơ thể đến não.

Tương tự như vậy, năng lượng Prana, Chi, hoặc Năng lượng Vũ trụ lưu chuyển qua các luân xa được thể hiện tốt nhất dưới dạng năng lượng thần kinh điện sinh học (bio-electrical neural energy) và mạng lưới tín hiệu thần kinh lưu thông khắp hệ thần kinh, đặc biệt là dọc theo cột sống.

Trong khi các lĩnh vực này vẫn đang phát triển, nhưng triển vọng to lớn về Trường điện từ của Con người (Human Electromagnetic Fields), Y học Năng lượng, Năng lượng Vi tế, các kỹ thuật và thiết bị tiên tiến để đo các trường này. Một ngày nào đó, các lĩnh vực này có thể tạo ra một cuộc cách mạng trong y học - thông qua việc hiểu rõ và phòng ngừa bệnh tật, chữa bệnh và làm chậm quá trình lão hóa, để giúp cho cuộc sống của chúng ta ngày càng tốt hơn.

Tác giả: Jonathan O | Dịch & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

Viết bình luận của bạn: