ĐÓN QUỐC TẾ YOGA - GIẢM ĐẾN 50% SUỐT THÁNG 6

Những tư thế Yoga mà người mắc bệnh tim nên hạn chế tập

Đồ tập Yoga Tốt
Thứ Năm, 24/12/2020 3 phút đọc
Nội dung bài viết

Những tư thế Yoga mà người mắc bệnh tim nên hạn chế tập

CÂU HỎI: Tôi đã được chẩn đoán là mắc bệnh tim. Vì vậy, những tư thế Yoga nào tôi nên tránh và những tư thế Yoga nào tôi nên tập?

Hầu hết chúng ta đều biết rằng, các tư thế Yoga rất tốt cho tim mạch. Thật không may, Yoga không phải là “Liều thuốc chữa trị tất cả bệnh tật”. Nó cũng có những hạn chế nhất định. Đây là câu hỏi phổ biến nhất, mà hiện nay các bác sĩ tim mạch đang ngày càng được hỏi thường xuyên hơn. Tất cả bệnh nhân tim đang tập luyện Yoga đều phải biết thông tin quan trọng này.

A. NHỮNG TƯ THẾ YOGA KHÔNG NÊN TẬP

NHỮNG TƯ THẾ YOGA KHÔNG NÊN TẬP

Bạn nên tránh các tư thế Yoga khiến tim phải làm việc quá sức. Sau đây là các tư thế đó:

1. Tư thế Bánh Xe (Chakrasana - Wheel Pose)

Tư thế này là tư thế uốn lưng ra sau, nó đòi hỏi nhiều sức mạnh và cách hít thở phải phù hợp. Nó tạo áp lực lên tim của bạn để tim phải bơm máu nhanh hơn. Vì vậy, không nên thực hiện thư thế này.

2. Tư thế Cái Cày (Halasana - Plough pose)

Tư thế Cái Cày đòi hỏi bạn phải nằm ngửa, nhấc hai chân lên và đưa qua đầu. Tư thế này cũng đòi hỏi tim của bạn phải bơm máu đến phần thân dưới cơ thể, với áp lực nhiều hơn để chống lại trọng lực.

3. Tư Thế Đầu Gối Chạm Tai (Karnapidasana - Knee To Ear Pose)

Tư thế này cũng giống như tư thế Cái Cày (Halasana), nhưng nó đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, vì bạn phải đưa hai chân gần mặt đất hơn, với hai đầu gối sát cạnh tai. Tương tự như tư thế Cái Cày, tư thế này tạo áp lực lên tim.

4. Đứng Trên Vai (Sarvangasana - Shoulderstand)

Nên tránh hoàn toàn tư thế này vì bạn đang đứng trên vai, với toàn bộ áp lực lên phần thân trên cơ thể. Do đó, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu và chống lại trọng lực.

5. Đứng Bằng Đầu (Sirshasana - Headstand)

Tương tự như tư thế Đứng Trên Vai, Đứng Bằng Đầu (Sirshasana) là tư thế đảo ngược. Cơ thể được giữ thẳng đứng với sự hỗ trợ của hai cánh tay và đầu chạm sàn. Hai chân được giữ ở vị trí phía trên tim. Do đó, tim sẽ phải tạo ra nhiều áp lực hơn để bơm máu đến phần thân dưới cơ thể.

6. Đứng Trên Vai Biến Thể / Gác Chân Lên Tường Hỗ Trợ Tay (Viparita Karani - Legs Up The Wall Pose)

Tư thế này yêu cầu bạn nằm ngửa, đồng thời nâng cao hai chân, sau đó và từ từ nâng hông lên, và dùng hai tay hỗ trợ để đỡ hông. Tư thế này cũng gây áp lực cho tim của bạn, vì máu không thể lưu thông đến phần thân dưới, do hai chân của bạn đang ở vị trí cao hơn tim.

B. NHỮNG TƯ THẾ YOGA GIÚP TIM KHỎE MẠNH - NÊN TẬP

NHỮNG TƯ THẾ YOGA GIÚP TIM KHỎE MẠNH - NÊN TẬP

1. Tư Thế Tam Giác (Trikonasana - Triangle Pose)

2. Tư Thế Ngồi Gập Người (Paschimottanasana - Seated Forward Bend Pose)

3. Tư Thế Ngồi Vặn Người (Ardha Matsyendrasana - Half Spinal Twist Pose)

4. Tư Thế Mặt Bò (Gomukhasana - Cow Face Pose)

5. Tư Thế Cây Cầu (Setu Bandhasana - Bridge Pose)

Tác giả: Dr. Asit Khanna | Biên soạn & tổng hợp: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

Viết bình luận của bạn
Những cách thức thay đổi ba Guna trong thực hành Yoga

Những cách thức thay đổi ba Guna trong thực hành Yoga

Thứ Sáu, 04/07/2025 11 phút đọc

Theo triết lý của Ayurveda và Yoga truyền thổng, mọi sinh vật sống đều bị chi phối bởi ba 'Guna' (Triguna) chính, còn được gọi là... Đọc tiếp

Matsyendrasana – Tư thế Vặn Cột Sống Matsyendra: Sự thanh lọc và khai mở từ trục sống

Matsyendrasana – Tư thế Vặn Cột Sống Matsyendra: Sự thanh lọc và khai mở từ trục sống

Thứ Tư, 02/07/2025 5 phút đọc

Với mỗi vòng xoắn của cột sống, Matsyendrasana giúp bạn lắng dịu bề mặt để quay về trung tâm – nơi năng lượng bắt đầu chuyển... Đọc tiếp

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 10: Đánh Thức Rễ Chân

Bản đồ bí ẩn cơ thể - Tập 10: Đánh Thức Rễ Chân

Thứ Bảy, 28/06/2025 5 phút đọc

🌱 Mở Đầu: Kết Nối Với Nền Đất Trong dòng xoáy bất tận của cuộc sống hiện đại, nơi tâm trí luôn bị kéo về những điều... Đọc tiếp

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Nadi Shodhana (thở mũi Luân phiên)

Ý nghĩa và tầm quan trọng của Nadi Shodhana (thở mũi Luân phiên)

Thứ Năm, 26/06/2025 7 phút đọc

Tác giả: Swami Nirmalananda Saraswati Nadi Shodhana Pranayama (Thở mũi Luân phiên) với nhiều giai đoạn gồm thực hành cơ bản và nâng cao cùng sự kết... Đọc tiếp

Nội dung bài viết