-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sự thù ghét và câu châm ngôn của Nikola Tesla
03/12/2023 Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt
"If your hate could be turned into electricity, it would light up the whole world”- Nikola Tesla.
"Nếu sự thù ghét của bạn có thể biến đổi thành điện năng, nó sẽ thắp sáng cả thế giới".
Theo Tiến sĩ tâm lý học Rohini Radhakrishnan:
Sự thù ghét (Hate) sẽ thổi phồng cái tôi của bạn một cách sai lầm và khiến bạn cảm thấy mình rất "cao thượng" và tự cho mình là đúng đối với người hoặc vật bị căm ghét, điều này chỉ dẫn đến đau khổ nhiều hơn cho cả hai bên. Ngoài ra, một căn bênh cố hữu đeo bám những người này là sự chỉ trích / phê phán.
Thù ghét là một cảm xúc thù địch và ác cảm mãnh liệt thường xuất phát từ nỗi sợ hãi, tức giận hoặc cảm giác bị tổn thương trong hiện tại hoặc quá khứ. Đó là sự không thích hoặc cảm xúc ghê tởm cực độ. Hận thù là một cảm xúc. Lòng hận thù tột độ có thể truyền cảm hứng cho bạo lực. Thù ghét là cảm giác mà ai cũng đã từng cảm nhận và trải qua vào một thời điểm nào đó, đặc biệt là sau khi bị ai đó phản bội hoặc làm tổn thương về thể xác hoặc tinh thần. Thỉnh thoảng có cảm giác thù ghét là điều bình thường. Tuy nhiên, khi bạn cảm thấy thù ghét trong một thời gian dài và ôm giữ nó có thể gây bất lợi cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.
NHỮNG TÁC HẠI ĐỐI VỚI THỂ CHẤT & TINH THẦN
Thù ghét có thể làm phát sinh thêm nhiều cảm xúc tiêu cực hơn. Nó có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân và nghề nghiệp của bạn. Sự sân hận làm thay đổi các chất hóa học trong não bộ. Nó kích thích vùng não chịu trách nhiệm lập kế hoạch và thực hiện chuyển động cơ thể. Vùng não này là tác nhân gây ra tính hung hăng / hiếu chiến, đồng thời khiến bạn cảm thấy thù ghét bằng phản ứng phòng thủ hoặc tấn công. Điều này cũng tạo ra phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” (cămg thẳng cấp tính) và làm gia tăng hai loại hoóc môn gây căng thẳng là: cortisol và adrenaline. Những hoóc môn này có thể gây nên chứng tăng cân, mất ngủ, lo lắng, trầm cảm và các bệnh mãn tính khác. Thù ghét cũng khiến tâm trí bạn cố gắng phỏng đoán xem người bị bạn ghét có thể sẽ phản ứng như thế nào - nó như một cơ chế phòng vệ. Điều này sẽ dẫn đến gia tăng sự lo lắng, bồn chồn, những suy nghĩ ám ảnh và hoang tưởng nhiều hơn nữa. Tất cả những ảnh hưởng này đều có hại cho sức khỏe tâm thần tổng thể của bạn.
Sự thù ghét tác động tiêu cực đến hệ thần kinh, hệ miễn dịch và hệ nội tiết. Cảm xúc tiêu cực đó sẽ kích hoạt giải phóng hoóc môn căng thẳng trong não. Theo thời gian, những hoóc môn gây căng thẳng này sẽ dẫn đến gia tăng tình trạng viêm nhiễm khắp cơ thể, dẫn đến những hậu quả đáng kể về sức khỏe. Cảm xúc sân hận của bạn càng trở nên mãnh liệt thì cơ thể càng đòi hỏi phải kiềm chế nó. Việc ôm giữ lòng Hận thù-Căm ghét có thể khiến bạn kiệt sức. Nó có thể gây ra tình trạng nghiến chặt hai hàm răng, nghiến răng và căng cứng cơ bắp.
Đối nghịch với sự thù ghét thường được cho là tình yêu thương, nhưng điều này không đúng. Để đối trị với sự thù ghét là thực hành buông bỏ để tách rời về mặt tinh thần và cảm xúc. Sự thù ghét tạo ra sự gắn bó với sự vật hoặc người mà bạn căm ghét nhất. Sự thù ghét là một sự ghê tởm mãnh liệt.
LÀM SAO THOÁT KHỎI LÒNG HẬN THÙ-CĂM GHÉT?
Mọi người thường phớt lờ cảm xúc thù ghét của mình hoặc biện minh và đổ lỗi cho người khác về sự thù ghét của họ. Những cảm xúc tiêu cực không được giải quyết sẽ tích tụ và tăng cường theo thời gian, ảnh hưởng đến tâm trí và cơ thể. Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn thoát khỏi sự thù hận:
- Thừa nhận rằng bạn đang cảm thấy thù ghét. Thừa nhận điều này có thể bắt đầu giải quyết cảm xúc tiêu cực này và tìm ra giải pháp cho vấn đề.
- Hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ của sự thù ghét. Sự thù ghét thường bắt nguồn từ sự sợ hãi, bất an hoặc ngờ vực.
- Đừng so sánh bản thân với người khác. Thay vào đó, hãy cố gắng trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.
- Khi bạn cảm thấy thù ghét hoặc tức giận, tốt nhất bạn nên lùi lại một bước và tránh phản ứng nóng nảy vào lúc đó. Thật khó để đưa ra những quyết định đúng đắn khi bạn đang cảm thấy căm ghét và tức giận.
- Trong khi cảm thấy thù ghét hoặc tức giận, bạn có thể cân nhắc việc tạm dừng tình huống đó, đi dạo, thiền, chơi với thú cưng hoặc thực hiện một hoạt động mà bạn thấy thú vị.
- Hãy đối mặt với vấn đề thay vì phớt lờ nó. Cố gắng tìm giải pháp cho vấn đề. Bạn có thể cân nhắc nói chuyện với người mà bạn tin tưởng, chẳng hạn như bạn thân, gia đình hoặc đối tác. Bạn cũng có thể cân nhắc tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý trị liệu hoặc nhân viên tư vấn. Họ có thể đánh giá bạn để hiểu cảm xúc của bạn và nguồn gốc của sự thù ghét. Việc điều trị thường bao gồm tư vấn để giúp quản lý những cảm xúc tiêu cực và phát triển cơ chế đối phó. Các loại thuốc khác nhau có thể được kê toa nếu cần thiết.
Có thể bạn quan tâm: Giải tỏa tận gốc những cảm xúc tiêu cực và nghiệp xấu
Tổng hợp & Biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.