-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Sức nóng tâm linh là gì?
01/12/2022 Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt
Suốt một tuần nay mình đã phải ngừng tất cả thực hành như Yoga, Pranayama và thiền định. Bởi vì, cơ thể mình đã gặp vấn đề sinh nhiệt không rõ nguyên nhân. Triệu chứng giống như "bốc hỏa" nhưng không gây nên các tác động tiêu cực như bực bội, nóng giận hoặc mất ngủ. Điều này đã khiến mình phải đi tìm câu trả lời. Thật may mắn! Những thắc mắc của mình đã được giải đáp. Đây cũng là lý do mình chia sẻ bài viết này để các bạn có thể tham khảo. Namaste!
1. Nguyên Nhân Nào Khiến Cơ Thể Chúng Ta Tạo Ra Sức Nóng Tâm Linh - Tapashakti?
Trong kinh điển Vệ Đà "Sức nóng Tâm linh" được gọi là "Tapashakti" (Tapaśśakti / तपश्शक्ति). Đồng thời, người ta cho rằng năng lượng này giống như “năng lượng của sự sám hối” (energy of penance).
Kinh điển Vệ Đà đã ghi chép rõ ràng rằng, Ấn tượng Nghiệp (Karmic impression) sẽ không bị thiêu hủy trừ khi Sức nóng Tâm linh được tạo ra. Sức nóng Tâm linh do cơ thể tạo ra là điều thực sự tốt đối với thiền giả (Meditator) hoặc người thực hành tâm linh (Sadhaka). Đó là dấu hiệu cơ thể năng lượng vi tế của bạn đang được thanh lọc.
"Tapasya" là một từ trong tiếng Phạn và nghĩa đen của nó là "tạo ra nhiệt và năng lượng". Trong thực tế, những loại thực hành mang tính kỷ luật tâm linh cao bao gồm thiền định sâu, thực hành khổ hạnh hoặc điều độ, thực hành kỷ luật tự giác và nỗ lực để đạt được sự Tự Nhận thức. Có ba loại thực hành có thể "tạo ra nhiệt và năng lượng" hay Tapasya:
- Tapasya bởi thân thể như thực hành Yoga Asana (tư thế yoga) và Pranayama (kỹ thuật thở).
- Tapasya bởi lời nói như thần chú và cầu nguyện.
- Tapasya bởi tâm trí như thiền định.
Tapasya có mối liên hệ rất chặt chẽ với Yoga. Thực hành Yoga có kỷ luật và tập trung là một hình thức Tapsaya. Tapasya cũng có thể được thực hành thông qua thiền định hoặc thông qua các phương pháp nhịn ăn và kỹ thuật thở Pranayama và Asana. Vậy, thực sự Tapsaya đã diễn ra như thế nào?
- Đối với Yoga Asana đó là tư thế Đứng Bằng Đầu (Headstand). Trong tư thế này, khi bạn không còn phải gắng sức và chỉ tập trung vào hơi thở, thì hơi thở của Pranayama sẽ diễn ra một cách tư nhiên. Tức là, hơi thở sẽ tự động lưu thông qua cả hai lỗ mũi cân bằng nhau - điều này sẽ kích hoạt Sushumna Nadi (Kênh năng lượng Trung tâm) mà không cần nhiều nỗ lực. Đây là lý do các Bậc thầy Yogi hay thực hành tư thế này để hỗ trợ cho thiền định.
- Đối với Pranayama đó là bài tập Nadi Shodhana (Thở Mũi Luân Phiên) khi hai Ida Nadi (Kênh năng lượng Mặt trăng) và Pingala Nadi (Kênh năng lượng Mặt trời) được cân bằng để khai thông Sushumna Nadi.
- Đối với thiền định. Khi thiền định, Sức nóng Tâm linh (Tapashakti) sẽ được tạo ra. Đó là lúc Sushumna Nadi của chúng ta mở ra, đồng thời Lửa Kundalini được tự do di chuyển từ đáy cột sống lên phía trên, nó sẽ thiêu hủy tất cả Ấn tượng Nghiệp. Khi Sushumna Nadi được khai thông sẽ đem lại niềm Phúc lạc hay cảm giác dễ chịu, sảng khoái và hạnh phúc cho thiền giả.
Tham khảo thêm: Giải phẫu cơ thể năng lượng tinh tế trong khoa học Yoga
2. Năm Loại Lửa Là Gì?
Theo Ayurveda và Kinh điển Vệ Đà, sự sống trên hành tinh chúng ta được chi phối bởi 5 Ngọn Lửa:
- Bhutagni có nghĩa là "Lửa Vật chất" mà bạn dùng để nấu ăn và sưởi ấm ngôi nhà của mình.
- Kamagni là "Lửa Đam mê và Dục vọng" (tình yêu mãnh liệt hoặc ham muốn bạo lực...). Chính nhờ ngọn "Lửa Đam mê và Dục vọng" này mà sự sống vẫn tiếp diễn trên hành tinh của chúng ta. Ngọn lửa Kamagni hiện diện trong muôn loài. Người thực hành tâm linh (Sadhaka) sẽ kiểm soát được ngọn lửa này và không bị nó hủy diệt.
- Jataragni / Jatharagni là "Lửa Tiêu hóa" (Agni - Digestive Fire) hoặc năng lượng sinh học có trong dạ dày và tá tràng. Đây là một trong những nguyên tắc quan trọng của Ayurveda. Nếu Lửa Tiêu hóa ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Badabagni là "Lửa Chỉ trích". Ngọn Lửa này xuất phát từ bản thân bạn đối với người khác - khi bạn là người ích kỷ và thiếu sự cảm thông. Hoặc, nó xuất phát từ những người khác và khiến bạn lo lắng, buồn phiền. Nói chung, nó mang tính chất tiêu cực.
- Jnanagni là một từ trong tiếng Phạn cổ (ancient Sanskrit), nó có nghĩa là ""Ngọn lửa của Trí tuệ" (The Fire of Wisdom). Khi bất kỳ người nào đạt được Ngon lửa này thì tất cả Ngọn lửa khác trở nên nguội lạnh hoặc không còn ảnh hưởng đến họ.
3. Các Phương Pháp Giảm Thiểu Và Điều Hòa Sức nóng Tâm linh - Tapashakti
Chúng ta cần phải cẩn thận khi cơ thể tạo ra quá nhiều Tapashakti, điều này thường xảy ra do quá nhiều thực hành tâm linh (Sadhana). Chúng ta phải kiểm soát nó, nếu không năng lượng này có thể làm tổn thương cơ thể chúng ta.
• Bài Tập Hơi Thở Mặt Trăng - Chandra Bhedana Pranayama:
Ida / Chandra Nadi có tác dụng làm mát và hạ nhiệt, vì vậy nó sẽ có tác dụng cân bằng Sức nóng Tâm linh.
Ngồi Trong tư thế thoải mái. Tay trái thực hiện Ấn Gyan Mudra đặt trên đùi. Tay Phái thực hiện Ấn Vishnu Mudra. Thực hiện bài tập theo tỷ lệ 1-2. Luôn hít vào lỗ mũi trái và thở ra lỗ mũi phải. Bắt đầu hít vào bằng lỗ mũi trái và đếm tới 4 hoặc 5, 6, lúc này ngón tay cái bít lỗ mũi phải. Tiếp theo, ngón tay đeo nhẫn bít lỗ mũi trái và ngón tay cái mở lỗ mũi phải ra. Thở ra từ từ đếm tới 8 hoặc 10, 12 (theo tỷ lệ 1-2). Vậy là hết một vòng. Bạn có thể thực hiện kỹ thuật này trong thời gian từ 3-5 hoặc 10 phút tùy theo khả năng của bạn.
• Bài Tập Hơi Thở Làm Mát - Sheetali Pranayama:
Ngồi Trong tư thế thoải mái, hai tay đặt trên gối trong Ấn Gyan Mudra. Cuộn tròn lưỡi của bạn lại như một nửa cái kén và đưa ra ngoài. Hít vào chậm bằng miệng qua lưỡi. Thở ra từ từ đồng thời cuộn lưỡi đưa lên hàm trên để không khí tiếp tục làm mát lưỡi. Lưỡi cần được làm mát vì đó là nơi phát nhiệt khi cơ thể bị nóng. Lặp lại bài tập này trong vài phút để giúp giảm bớt sức nóng do Tapashakti tạo ra.
• Một số người có thể cảm thấy năng lượng mát và một số cảm thấy nóng. Điều này phụ thuộc vào nghiệp, cấu tạo và tính chất tự nhiên của cơ thể họ. Nhiệt lượng quá cao có thể gây kích ứng da, gây ngứa, tắm nước lạnh hoặc uống sữa hoặc nước dừa. Thoa dầu dừa và tắm bằng nước ở nhiệt độ bình thường hoặc nước ấm hoặc lạnh cũng tốt. Những người thực hành thiền định cần tránh các loại gia vị nóng, đồ uống kích thích như cà phê và rượu bia. Đối với những người không ăn chay, bạn không nên tiêu thụ các loại thịt đỏ và thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nặng nề và khó tiêu.
• Chúng ta cũng có thể truyền năng lượng này đến nơi chúng ta muốn bằng cách thực hiện Apana Vayu (Hơi thở Đi xuống) và kéo năng lượng từ bên trên cơ thể xuống, hoặc tập trung vào điểm rốn của bạn để đưa năng lượng này xuống rốn hoặc đến trung tâm của tim. Năng lượng dư thừa cũng có thể được chuyển sang cho thực vật hay cây cối. Vì vậy, đôi khi chúng ta không cần giữ năng lượng này lại.
Đối với một số người thực hành tâm linh (Sadhaka), nếu nhiệt / năng lượng được tạo ra và nó không gây khó chịu thì họ có thể tiếp tục thiền định. Nhưng quá nhiều nhiệt được tạo ra thì bạn có thể thực hành xen kẽ - một ngày thiền định, một ngày chỉ tụng thần chú. Điều này sẽ ngăn ngừa tổn thương cơ thể và giúp bạn từ từ học cách điều hòa năng lượng trong cơ thể mình.
Có thể bạn quan tâm: Kết hợp tư thế Đứng bằng đầu với Hơi thở Mặt trăng
Nguồn Tham Khảo:
• Trích dẫn từ bài viết "Five Types of Fire". Nguồn: The Art of Living.
• Trích dẫn từ bài viết "Why is Tapashakti created in meditation?". By: Sadguru Sivapremanandaji.
Tổng hợp & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.