Giỏ hàng
Tài khoản

Thiền định - Suối nguồn tươi trẻ

calendar 29/08/2022 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Thiền định - Suối nguồn tươi trẻ

Trong suốt chiều dài lịch sử của nhân loại, chúng ta luôn mải miết tìm kiếm những bí quyết để được "Trường sinh bất lão". Chúng ta tìm kiếm từ những loại thuốc bổ từ thảo dược cho đến những phương pháp ma thuật kỳ quái. Tuy nhiên, chưa bao giờ chúng ta tìm thấy "Suối nguồn Tươi trẻ - Fountain of Youth" hay "Thuốc Trường sinh Bất lão - Elixir of Life".

Nhưng một tin vui cho tất cả mọi người là, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng: THỰC SỰ có mối liên hệ giữa thiền định và việc chống lại quá trình lão hóa (anti-ageing) của cơ thể.

Trong thực tế, tất cả chúng ta đều có hai độ tuổi khác nhau: Tuổi theo thời gian và tuổi sinh học. Ví dụ: tôi 38 tuổi, nhưng nhìn như mới 25 tuổi. Tuổi sinh học của bạn không phải là cố định, vì bạn có thể thay đổi nó thông qua thực hành thiền định.

Một nhân vật nổi tiếng là Đức Phật, Ngài đã sống đến 80 tuổi. Mặc dù tuổi thọ trung bình của người dân vào Thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, lúc đó là dưới 40 tuổi. Ngày nay, nếu tuổi của Đức Phật khi đó - bây giờ sẽ tương đương là 150 tuổi. Điều gì đã giúp Đức Phật trẻ lâu và sống thọ đến 80 tuổi? Câu trả lời là: Ngài thường xuyên thực hành thiền định.

Một Bậc thầy yogi huyền thoại khác tên là Tat Wale Baba đến từ Punjab, Ấn Độ. Ông bị một kẻ ghen ghét giết hại khi ông 90 tuổi, mọi người nói rằng lúc đó tuổi thật của ông là 120, nhưng trông giống như một người ở độ tuổi 40 (Xem hình dưới: Người cởi trần đóng khố).

Tuy nhiên, một Bậc thầy yogi ẩn danh đã tiết lộ rằng: Trên thực tế, Tat Wale Baba vẫn còn sống. Ông đã giả chết khi không còn lựa chọn nào khác để chống lại những mối đe dọa không mong muốn từ những người phàm tục. Hiện tại, ông lựa chọn lối sống như một yogi ẩn danh.

Bậc thầy yogi huyền thoại Tat Wale Baba

THIỀN ĐỊNH GIÚP CHỐNG LẠI QUÁ TRÌNH LÃO HÓA NHƯ THẾ NÀO?

1. Thiền Định Làm Chậm Quá Trình Lão Hóa Bằng Cách Tác Động Đến Các Telomere

Telomere là một đoạn DNA có trình tự lặp lại nhiều lần ở đầu mỗi nhiễm sắc thể. Theo Tiến sĩ Masood A. Shammas tại Viện Ung thư Harvard (Dana Farber), các telomere ngắn lại một cách tự nhiên khi chúng ta già đi, cho đến khi tế bào không còn phân chia được nữa. Điều này làm gia tăng sự lão hóa trong cơ thể và có liên quan đến các chứng bệnh về tuổi tác, bao gồm huyết áp cao và các vấn đề về tim mạch.

Theo nghiên cứu của Giáo sư Elissa Epel Khoa Tâm thần, Đại học California, San Francisco đã cho thấy rằng: Nếu như chúng ta có thể giữ cho các telomere đó dài ra, thì quá trình lão hóa của chúng ta sẽ diễn ra chậm hơn. Một trong những lý do chính khiến các telomere ngắn lại nhanh hơn là do căng thẳng (stress). Vì vậy, không có gì lạ là thiền định rất hữu ích. Nó giúp làm giảm căng thẳng và do đó làm chậm tốc độ phân chia các telomere.

2. Tại Sao Những Người Thực Hành Thiền Định Ngày Càng Trẻ Hơn?

Một nghiên cứu của Tiến sĩ Marta Alda tại Bệnh viện Đại học Miguel Servet đã cho thấy rằng, những người thực hành thiền định nhiều kinh nghiệm (lâu năm) có các telomere dài hơn trung bình 10% so với người bình thường. Nói cách khác, độ tuổi sinh học của họ thấp (trẻ) hơn.

Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, lý do khiến các telomere dài hơn chủ yếu là do sự gia tăng lòng từ bi và giảm căng thẳng bởi thực hành thiền định. Thực hành chánh niệm chấp nhận những cảm xúc, ký ức và suy nghĩ sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực đến tuổi thọ. Ngược lại, việc né tránh các vấn đề và kìm nén những cảm xúc sẽ làm giảm tuổi thọ của bạn .

Một nghiên cứu vào năm 2013 của Tiến sĩ Jill Sakai tại Đại học Michigan đã cho thấy, thực hành thiền định 15 phút mỗi ngày có tác dụng tức thì đối với các gen, làm tăng hoạt động của gen để tạo ra telomere. Nó cũng làm giảm hoạt động của các gen liên quan đến các chứng viêm và căng thẳng, giúp trẻ hóa cơ thể. Đây chưa phải là tác dụng duy nhất của thiền định đối với quá trình lão hóa, vẫn còn nữa...

3. Thiền Định Làm Giảm Nếp Nhăn

Chắc chắn, bạn có rất nhiều lựa chọn cho việc chăm sóc da. Bạn có huyết thanh, dầu, thuốc bổ, vitamin và kem dưỡng da để làm săn chắc da và tẩy da chết. Nhưng các đặc tính chống lão hóa của thiền định đánh bại tất cả những thứ đó.

Trong một nghiên cứu vào năm 2009, Giáo sư Di truyền học Howard Chang (người Mỹ gốc Đài Loan), nghiên cứu của ông đã đảo ngược quá trình lão hóa ở chuột và thay đổi hoàn toàn diện mạo làn da của chúng. Ông đã thực hiện điều này bằng cách áp dụng một công thức pha chế làm vô hiệu hóa protein Nf-kB (đây là gen gây viêm da và gây ra nếp nhăn). Điều này khiến da chuột trở nên dày và săn chắc hơn, giúp loại bỏ các nếp nhăn.

Tuy nhiên, thiền định cũng làm vô hiệu hóa gen da NF-kB. Một nghiên cứu của Trường đại học California, Los Angeles (UCLA) vào năm 2013, nghiên cứu đã tiết lộ rằng thiền định làm giảm hoạt động của gen NF-kB nguyên nhân gây ra nếp nhăn, điều này có nghĩa là thiền định mang lại cho bạn làn da trẻ trung hơn.

4. Thiền Định Làm Tăng Collagen Và Elastin

Collagen và elastin là những protein có tác dụng làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn bằng cách tăng độ đàn hồi của da. Chúng giúp bảo vệ làn da của chúng ta để chống lại sự thái hóa da do bị nhăn nheo và chảy xệ.

Ngược lại, hoóc môn gây căng thẳng cortisol phá vỡ elastin và collagen, giết chết lớp bảo vệ da của chúng ta. Do đó, căng thẳng sẽ khiến bạn trông già hơn so với tuổi thật của mình.

Thiền định được biết đến như một phương pháp hiệu quả nhất để làm giảm căng thẳng. Một nghiên cứu vào năm 2013 tại Đại học California, Davis (UC Davis) và Đại học Rutgers đã cho thấy rằng, thiền định làm giảm lượng hoóc môn cortisol lên đến 50%.

5. Thiền Định Giúp Cho Mái Tóc Khỏe Mạnh Hơn

Thiền định không chỉ chống lại sự lão hóa của làn da mà còn chống lại sự lão hóa cho mái tóc của bạn. Chúng ta đều biết rằng căng thẳng làm ảnh hưởng xấu đến tóc. Các vấn đề về tóc, chẳng hạn như tóc bị bạc là một trong những dấu hiệu chắc chắn của quá trình lão hóa. Tuy nhiên, thiền định có thể giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện việc lưu thông máu, giúp nuôi dưỡng các tế bào tóc tốt hơn.

Tác giả: Paul Harrison | Dịch & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

Viết bình luận của bạn: