Giỏ hàng
Tài khoản

10 Đặc tính của tâm trí mà mọi thiền giả nên biết

calendar 15/05/2022 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

10 Đặc tính của tâm trí mà mọi thiền giả nên biết

Toàn bộ kỹ thuật thiền định nằm trong việc chứng kiến ​​tâm trí. Bạn chứng kiến ​​mọi suy nghĩ xuất hiện trong tâm trí mình mà không bị đồng nhất với nó. Tâm trí là một động lực của những suy nghĩ đang diễn ra bên trong bạn, trong hàng ngàn khoảng khắc hiện hữu. Nếu bạn muốn làm lắng dịu tâm trí thì phải hiểu cơ chế của nó. Để bạn ngừng nuôi dưỡng tâm trí bằng cách đồng nhất với những suy nghĩ và cảm xúc của mình.

Tất cả đều cho thấy rằng điều đó không dễ dàng. Bởi vì tâm trí rất thông minh và xảo quyệt. Nó cố gắng bằng mọi thủ đoạn có thể, để ngăn cản bạn khỏi việc hành thiền. Chắc chắn điều đó đã xảy ra với bạn nhiều lần, cứ mỗi khi ngồi thiền và rồi đột nhiên bạn lại nhớ ra một số việc quan trọng cần phải thực hiện.

Khi bạn theo dõi tất cả những mánh khóe mà tâm trí sử dụng để đánh lạc hướng bạn khỏi việc hành thiền, thì bạn sẽ hiểu biết nhiều hơn về cơ chế của tâm trí. Như làm thế nào để nó cố gắng đánh lừa bạn theo một ngàn lẻ một cách. Sự hiểu biết về cơ chế của tâm trí rất quan trọng, nếu bạn muốn tiến sâu hơn trong thiền định.

Dưới đây là 10 đặc tính của tâm trí mà mọi thiền giả nên biết:

1. TÂM TRÍ KHÔNG THÍCH THIỀN

Thiền định giống như cái chết đối với tâm trí. Bạn càng trở nên mạnh mẽ trong thiền định, thì bạn sẽ càng ít bị kìm hãm bởi tâm trí. Vì vậy, nó sẽ trao cho bạn tất cả các loại lý do và sự hợp lý, để bạn không thể thiền định. Hãy theo dõi nó và đừng để bị đánh lừa bởi tâm trí. Điều đó rất quan trọng để việc thiền định không bị gián đoạn.

2. TÂM TRÍ LUÔN HAM MUỐN

Tâm trí luôn khao khát. Không có gì có thể thỏa mãn nó, bởi vì nó không bao giờ dừng lại trong thời khắc hiện tại, nó luôn luôn hiện diện trong quá khứ hoặc trong tương lai. Vì vậy, đừng mắc sai lầm trong việc thỏa mãn những ham muốn của tâm trí. Bởi vì, khi bạn thực hiện một ham muốn, tâm trí đã chuyển sang tương lai và tạo ra một ham muốn mới. Ham muốn mà bạn đã thực hiện với rất nhiều nỗ lực lúc này không có ý nghĩa gì đối với tâm trí, vì nó đã chuyển sang tương lai. Đó là cách mà cuộc sống tiếp tục tuột khỏi tay bạn, khi tâm trí không ngừng tạo ra những ham muốn mới trong tâm trí của bạn và bạn tiếp tục theo đuổi chúng. Cách tốt nhất là chứng kiến ​​những ham muốn và chuyển hóa năng lực của nó.

3. TÂM TRÍ THÍCH SO SÁNH

Tâm trí thích so sánh. Đây là một thời dĩ vãng yêu thích của nó. Liệu bạn đã từng nhận thấy rằng, bạn cảm thấy ghen tị nhiều hơn khi một người gần gũi với bạn trở nên giàu có hoặc nổi tiếng so với những người mà bạn không quen biết. Điều này là do sự phá vỡ mức độ hài lòng của tâm trí. Nó đã bị một cú sốc. Làm thế nào mà người đã học cùng bạn hoặc đồng nghiệp của bạn trong văn phòng đã trở thành triệu phú còn bạn vẫn đang vật lộn để kiếm miếng ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn chẳng bao giờ bị tổn thương nhiều với sự thành công của Bill Gates hay Mark Zuckerberg. Do bạn không liên quan đến họ. Trong cuộc sống hàng ngày tâm trí thích duy trì nguyên trạng.

Nhưng hãy nhớ rằng, bất cứ khi nào bạn so sánh mình với người khác thì bạn sẽ đánh mất cá tính của chính mình. Bạn trở thành một thứ có thể so sánh. Tất cả chúng ta là những sinh linh độc nhất vô nhị và đặc biệt. Đừng so sánh với bất cứ ai, bởi vì tình trạng hay hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau. Chỉ cần quan sát suy nghĩ khi tâm trí đang so sánh bạn với bất kỳ ai.

4. TÂM TRÍ TẠO RA CẢM GIÁC TỘI LỖI BÊN TRONG BẠN

Cảm giác tội lỗi là thứ giết chết tâm hồn bạn. Nó làm cho bạn bị tổn thương từ bên trong. Đây là một trong những cách yêu thích để làm tê liệt bạn từ bên trong. Một người tội lỗi không thể yêu thương bản thân mình hoặc những người khác, vì người đó không thể tha thứ cho chính mình. Nếu bạn muốn sống cuộc đời theo đúng nghĩa, thì đừng bao giờ phạm tội. Thay vì cảm thấy tội lỗi hãy cố gắng thay đổi chính mình.

Hãy quan sát ý nghĩ về cảm giác tội lỗi bất cứ khi nào nó ám ảnh bạn. Nhưng đừng đồng nhất với nó. Chỉ quan sát nó mà không phán xét nó. Hơn nữa, hãy nhớ rằng bạn phải để cho cảm giác tội lỗi trôi vào quá khứ. Nếu bạn đang hiện hữu trong thời khắc hiện tại thì cảm giác tội lỗi đang ở đâu?

5. TÂM TRÍ LUÔN NGHI NGỜ

Tâm trí không thể chắc chắn về bất cứ điều gì. Nó sẽ luôn nghi ngờ. Đúng ra tôi nên dùng từ ‘Đa nghi'. Tâm trí là một nơi rất hỗn độn. Bởi vì nó chỉ là tập hợp của tất cả những trải nghiệm mà bạn đã từng trải qua nhiều lần trong đời. Tâm trí không phải là kiến thức mà là một ’Dữ liệu lớn - Big data'. Bạn cần trở thành người tự nhận thức (linh hồn được giác ngộ) để chuyển đổi dữ liệu này thành kiến thức. Chỉ có Đức Phật mới biết sử dụng tâm trí một cách tốt nhất.

Đối với người bình thường, tâm trí chỉ có thể tạo ra sự nghi ngờ và hỗn đôn. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn cần sự rõ ràng thì đừng tìm kiếm sự giúp đỡ của tâm trí mình. Thay vào đó hãy quan sát tâm trí. Hãy để nó lắng dịu và sau đó bạn sẽ có trạng thái rõ ràng hơn. Hơn nữa, điều đó có lợi để lắng nghe tiếng nói từ tâm hồn bạn. Đôi khi hãy để cho linh cảm (trực giác) dẫn dắt bạn. Bạn cần một sự tách biệt đối với vấn đề để tìm ra giải pháp. Khi bạn sử dụng tâm trí của mình để tìm ra giải pháp thì bạn hoàn toàn bị đồng nhất hóa và do đó không thể có sự rõ ràng về vấn đề này. Hãy quan sát vấn đề từ xa như thể vấn đề đó thuộc về người khác.

Khi cần một số việc tính toán toán học hoặc phân tích logic thì việc sử dụng tâm trí hoàn toàn tốt. Bởi vì, tâm trí giống như một máy tính, nó có thể làm những công việc này một cách chính xác. Vì vậy, hãy sử dụng tâm trí khi nó thực sự có thể giúp bạn và đừng nghe nó vào những lúc không cần thiết. Ranh giới để xác định khi nào nên sử dụng tâm trí, và khi nào không sử dụng nó là rất mong manh, và bạn có thể mắc một vài sai lầm để hiểu được sự khác biệt.

Đặc tính tâm trí của thiền giả

6. TÂM TRÍ THÍCH HỢP LÝ HÓA

Tâm trí có thể hợp lý hóa bất cứ điều gì. Nó rất giỏi trong việc này. Vì vậy, nó có thể hợp lý hóa mọi nỗ lực của bạn về việc không thực hành thiền định đều đặn. Nó có thể trao cho bạn nhiều lý do để trì hoãn buổi thiền định. Hãy cẩn thận với tất cả những điều này và chỉ cần chứng kiến (quan sát) ​​tất cả các lý do của tâm trí. Chứng kiến ​​(quan sát) là điều quan trọng trong thiền định. Hơn nữa, rất có lợi khi trở thành nhân chứng của tâm trí lúc nó đưa ra sự hợp lý hóa để trì hoãn thực hiện một điều gì đó. Hãy trì hoãn những điều xấu và thực hiện ngay lập tức những điều tốt đẹp trong cuộc sống của bạn.

7. TÂM TRÍ THÍCH SUY NGHĨ VÀ DỰ ĐỊNH

Tâm trí không bao giờ có thể đi đến kết luận về bất kỳ chủ đề nào. Hãy tự thử nghiệm bản thân bạn. Bất cứ khi nào bạn cần quyết định thì tâm trí có thể suy nghĩ hàng giờ mà bạn vẫn không đưa ra được kết luận. Bạn có thể phải mất nhiều giờ để suy nghĩ và suy tư. Nó không hỗ trợ. Đó là lý do tại sao triết học là một sự lãng phí hoàn toàn. Hãy trở thành một thiền giả hơn là một nhà tư tưởng hay triết gia. Bởi vì, cả nhà tư tưởng lẫn triết gia đều đang phải đối phó với tâm trí. Trong khi thiền giả đang vượt ra khỏi tâm trí bằng cách trở nên nhận thức hơn. Thay vì lãng phí sức lực trong suy nghĩ, hãy làm điều gì đó sáng tạo, tích cực hoặc mang tính xây dựng. Hãy trở thành nhân chứng của tâm trí và diễn biến suy nghĩ của nó. Đừng để suy nghĩ trôi qua mà không bị bạn quan sát.

Nếu bạn tham gia vào diễn biến của suy nghĩ thì một suy nghĩ sẽ dẫn đến một suy nghĩ khác và bạn bắt đầu tiếp thêm năng lượng cho động lực của những suy nghĩ. Vì vậy, ​​trong cuộc sống của bạn hãy thúc đẩy việc chứng kiến tâm trí hơn là suy nghĩ.

8. TÂM TRÍ THAM VỌNG HAY CÁI TÔI

Tâm trí luôn tham vọng. Mặc dù đối tượng của tham vọng có thể thay đổi. Ví dụ: Nếu một người tư duy luôn nặng về vật chất, khi bước vào thế giới tâm linh thì tâm trí có thể trở nên đầy tham vọng, nó muốn trở thành một Bậc Thầy, có nhiều môn đệ hoặc sức mạnh huyền bí (siddhis). Trên con đường tâm linh đừng bao giờ có tham vọng. Đừng bao giờ thỏa mãn cái tôi của bạn bằng bất cứ điều gì. Ngược lại hãy quan sát những mưu đồ của tâm trí. Hãy trở thành người quan sát điềm tĩnh. Hãy hiểu cách tâm trí hợp lý hóa mọi thứ để đạt được mục đích của nó. Đừng bao giờ có tham vọng trên con đường thiền định. Tham vọng chỉ nuôi dưỡng bản ngã.

9. TÂM TRÍ HIỆN DIỆN TRONG QUÁ KHỨ HOẶC TƯƠNG LAI

Như đã đề cập trước đó, tâm trí hoặc là sống trong quá khứ hoặc trong tương lai. Tâm trí không bao giờ hiện hữu trong thời khắc hiện tại. Vì vậy, bất cứ khi nào bạn nhận thấy sự chú ý của mình đã chuyển sang quá khứ hoặc tương lai, thì hãy đưa nó trở lại thời khắc hiện tại. Thậm chí đừng cảm thấy tội lỗi vì đó là điều tâm trí lần nữa đánh lừa bạn. Cho dù cảm giác tội lỗi mới chỉ là một suy nghĩ. Vì vậy, hãy trở thành một nhân chứng đối với suy nghĩ đó. Hãy cố gắng hiện diện trong thời khắc hiện tại nhiều hơn, rồi chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy tâm trí mình lắng dịu lại, còn bạn trở nên minh mẫn và nhận thức hơn.

10. TÂM TRÍ THÍCH THAY ĐỔI

Tâm trí chán nản với bất kỳ trải nghiệm nào sau một khoảng thời gian. Bởi vì nó thích những thay đổi hoặc một cái gì đó mới mẻ trong cuộc sống. Đó là lý do tại sao rất nhiều kênh truyền hình hoặc các hình thức giải trí khác nhau, vẫn không thể đáp ứng cho nhu cầu giải trí. Hãy sống một lối sống thiền định và chứng kiến ​​từng cơn cuồng vọng của tâm trí. Đừng đáp ứng nhu cầu thay đổi liên tục, vì không thứ gì có thể làm cho nó thỏa mãn. Nếu bạn cảm thấy buồn chán trong lúc thiền đinh thì chẳng hề gì. Đừng đi chệch vấn đề và thay vào đó hãy trở thành một nhân chứng đối với sự nhàm chán. Hãy là người quan sát tất cả mọi thứ. Đối với mọi suy nghĩ hoặc cảm xúc mà tâm trí tạo ra trong ý thức của bạn.

Khi bạn chứng kiến ​​những mánh khóe của tâm trí, sự ảnh hưởng của nó lên bạn sẽ giảm dần và bạn sẽ trở nên sáng suốt hơn. Bạn sẽ trở nên thông minh hơn, sắc sảo hơn, sáng tạo hơn và nhận thức hơn. Cách duy nhất để vượt qua tâm trí là hiểu được cơ chế của nó bằng cách quan sát nó một cách điềm tĩnh.

Tổng hợp & biên soạn: Đồ tập Yoga Tốt  | Ảnh minh họa: Internet.

 Tags: Thiền
Viết bình luận của bạn: