-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
9 Lợi ích của thiền định có thể bạn chưa biết đến
30/12/2021 Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt
1. Thiền Định Đối Phó Với Sự Cô Đơn
Để trở thành một người hạnh phúc và khỏe mạnh, hầu hết chúng ta đều biết rằng chúng ta cần ngủ đủ giấc, ăn uống đúng cách và rèn luyện thể chất. Tuy nhiên, rất ít người trong chúng ta hiểu rõ "Sự kết nối giữa con người với nhau" quan trọng như thế nào đối với sức khỏe tổng thể về tinh thần, cảm xúc và thể chất. Dù sao đi nữa, chúng ta cũng là những sinh vật bị ràng buộc với những mối quan hệ cộng đồng, xã hội.
Theo một nghiên cứu được đánh giá cao đã công bố trên tạp chí "PLOS Medicine". Các nhà nghiên cứu đã tham khảo trên 300.000 người, những người có nhiều mối quan hệ xã hội nhất (cả về số lượng và chất lượng). Kết quả cho thấy, họ không chỉ hạnh phúc hơn mà còn sống lâu hơn 50% (!) so với những người bình thường khác, những người cô đơn hơn.
Một nghiên cứu của Giáo sư Y khoa, Tiến sĩ Steve Cole thuộc Đại học California, Los Angeles (UCLA), cho thấy rằng "Cảm giác được kết nối" với người khác sẽ tăng cường khả năng miễn dịch. Trong khi các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng mức độ lo lắng và trầm cảm thấp hơn, lòng tự trọng và sự đồng cảm cao hơn, và còn nhiều thứ khác nữa...
May mắn thay, các nhà thần kinh học đã vào cuộc! Khi chúng ta cảm thấy bị cô đơn và bị tách biệt khỏi cộng đồng, một vùng não được gọi là "Thùy Đỉnh" (Parietal Lobe) sẽ trở nên quá nóng.
Một nhà khoa học của Đại học Pennsylvania, Tiến sĩ Andrew Newberg đã chụp ảnh não bộ của các nhà sư Tây Tạng trong lúc họ đang thiền định. Đúng như dự đoán, giống như vô số nghiên cứu khác đã từng chứng minh trước đó - Thùy Trán (Frontal Lobe) "Vùng não thông minh" của họ đã sáng lên trên màn hình.
Tuy nhiên, điều khiến cho Tiến sĩ Newberg ngạc nhiên nhất - Đó là Thùy Đỉnh (Parietal Lobe) của những nhà sư đang thiền định lại vô cùng nguội lạnh (dựa trên ảnh chụp 3 chiều). Đây cũng chính là vùng não mà khi bị cô đơn và cô lập khỏi xã hội sẽ bị nóng lên.
Nghiên cứu này đã được Tiến sĩ Newburg trình bày trong cuốn sách bán chạy nhất (bestseller) của mình. Ông đã viết rằng: "Trong thiền định - Khi con người buông bỏ cảm giác về bản thân, tạo ra cảm giác hòa nhập, điều này dẫn đến việc làm mờ ranh giới giữa bản thân với những người khác ... họ không còn cảm nhận về không gian hoặc thời gian đã và đang trôi qua. Thiền định loại bỏ những tác động có hại về tinh thần, cảm xúc và thể chất của sự cô đơn. Bằng cách làm cho con người cảm thấy được kết nối với mọi người và vạn vật".
2. Thiền Định Đồng Bộ Và Cân Bằng Hai Bán Cầu Não Trái Và Phải
Mặc dù rất nhiều nghiên cứu về "Não trái và Não phải" của Tiến sĩ Roger Sperry cho đến ngày nay vẫn đúng. Ông từng đoạt giải Nobel Sinh lý học và Y học năm 1981 cho nghiên cứu "Phân chia của não". Tuy nhiên, một số quan niện nhất định trong mô hình của ông đã được cập nhật trong suốt 40 năm qua. Ví dụ, các nhà khoa học thần kinh gần đây đã chứng minh được rằng, những người có khả năng sáng tạo cao thực sự là những người suy nghĩ bằng "Toàn bộ não", khả năng sáng tạo của họ cao hơn so với những người chỉ suy nghĩ bằng "Não phải".
Nhiều nghiên cứu về điện não đồ (EEG) đã chỉ ra rằng các nhà triết học, nhà tư tưởng, nhà phát minh và nghệ sĩ vĩ đại nhất của nhân loại, họ đã sử dụng đồng thời cả hai bán cầu não. Minh chứng cho trường hợp này là nhà khoa học lỗi lạc Albert Einstein.
Thiền định có tác dụng cân bằng cả hai bán cầu não, buộc chúng phải hoạt động hài hòa. Các nhà khoa học gọi đây là "Sự đồng bộ hóa toàn bộ não". Khi đạt được cấp độ này, não của bạn sẽ trải qua những thay đổi cực kỳ có lợi về lưu lượng máu và hóa học ở cả hai bán cầu. Việc kết hợp hài hòa cả hai bán cầu não sẽ mở ra cánh cửa mang đến nhiều lợi ích, với khả năng tập trung tốt hơn, suy nghĩ sâu sắc hơn, siêu sáng tạo, sức khỏe tâm thần tuyệt vời, trí nhớ được tăng cường và suy nghĩ sáng suốt hơn. (Xem hình)
3. Thiền Định Đối Phó Với Bệnh Trầm Cảm
Một nghiên cứu mang tính bước ngoặt của Trường Đại học Y khoa Washington (Sheline và cộng sự, 1999). Bằng cách chụp ảnh cộng hưởng từ (Magnetic resonance imaging - MRI), họ đã chụp ảnh não của 48 phụ nữ, một nửa trong số đó đang bị trầm cảm lâm sàng nghiêm trọng. Họ đã phát hiện ra điều gì?
So với nhóm đối chứng, "Hồi Hải Mã" (Hippocampus) của bệnh nhân trầm cảm bị teo đáng kể, có mối liên hệ rõ ràng giữa bệnh trầm cảm và mức độ co rút này.
Một nghiên cứu vào năm 2008 được công bố trên tạp chí "Neuroimage Journal" cho thấy rằng, chỉ sau 8 tuần thiền định, "Hồi Hải Mã" bên trái và bên phải của những người tham gia đã phát triển đáng kể về độ dày, mật độ tế bào thần kinh và kích thước tổng thể.
Phát hiện đáng kinh ngạc này có nghĩa là, bạn nên thêm thực hành thiền định vào thói quen hàng ngày của mình. Hơn nữa, về bản chất nó có thể đảo ngược tiến trình của căn bệnh trầm cảm, đồng thời bảo vệ bộ não của bạn trước các cuộc tấn công trong tương lai. Lưu ý: "Hồi Hải Mã - Hippocampus" cũng là trung tâm trí nhớ của não.
4. Thiền Định Cải Thiện Trí Nhớ
Tiến sĩ Larry Squire của Đại học California (San Diego), một nhà tâm thần học nổi tiếng thế giới. Ông đã xuất bản một bài báo mang tính đột phá, nó có tiêu đề là "Trí nhớ, Hồi hải mã và Hệ thống não bộ". Ông đã cho thấy tầm quan trọng của ""Hồi Hải Mã - Hippocampus" đối với học tập, nghiên cứu và trí nhớ.
Trong cùng một đề tài, Tiến sĩ Sara Lazar, một nhà khoa học lỗi lạc của Đại học Harvard. Trong suốt nhiều thập kỷ, bà và các đồng nghiệp đã nghiên cứu não bộ khi thiền định. Những nghiên cứu của bà đã cho thấy rằng thiền định làm gia tăng đáng kể độ dày của vỏ não "Hồi Hải Mã", với độ lớn của nó tương ứng với khả năng trí nhớ.
5: Thiền Định Khiến Bạn Từ Bi Và Hạnh Phúc Hơn
"Nếu bạn muốn người khác hạnh phúc, hãy thực hành lòng từ bi. Nếu bạn muốn mình hạnh phúc, hãy thực hành lòng từ bi." - Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Điều gì làm cho chúng ta thực sự hạnh phúc? Nhiều người tin rằng "Đạt được nhiều hơn và nhận được nhiều hơn" sẽ tạo nên cuộc sống hạnh phúc nhất. Nhưng nghiên cứu khoa học cho thấy điều ngược lại.
Theo nghiên cứu khoa học mới nhất - Hạnh phúc thực sự đến từ việc thực hành lòng từ bi. Đó là khi chúng ta giúp đỡ đồng loại của mình, khi chúng ta cảm thấy được kết nối với thế giới, khi chúng ta không mong đợi bất cứ điều gì được đền đáp, khi chúng ta tử tế chỉ để muốn trở nên tử tế, và khi chúng ta coi mọi người là "Bản thân mình" thay vì "Người khác" - Đó là cuộc sống có ý nghĩa và mục đích.
Trên thực tế, một nghiên cứu hình ảnh não bộ của các nhà nghiên cứu của Đại học British Columbia đã chỉ ra rằng, khi chúng ta quyên góp từ thiện, "Trung tâm khoái cảm" trong bộ não của chúng ta sẽ sáng lên như "Trăng tròn trong một đêm quang đãng". Một nghiên cứu khác của Đại học San Diego cho thấy những hành động tử tế, hào phóng và hợp tác lan truyền như đám cháy rừng tới mọi người xung quanh.
Nếu việc lan tỏa niềm hạnh phúc ra khắp thế giới là chưa đủ, thì việc thực hành lòng từ bi và lòng nhân ái sẽ mở ra cánh cửa dẫn đến một loạt các lợi ích về sức khỏe. Nó được biểu hiện như thế nào? Từ việc sống lâu hơn, giảm bớt lo lắng, giảm trầm cảm, đến tăng cường khả năng miễn dịch, còn nhiều thứ khác nữa...
Một nghiên cứu của Trường Đại học UCLA (University of California, Los Angeles), nghiên cứu này đã được nhiều tạp chí khoa học trích dẫn lại. Nó cho thấy rằng "Thùy Đảo" (Insula) trong Thùy Trán bên phải của những thiền giả hoạt động tích cực trong khi thiền định. Vậy nó cho thấy điều gì?
Điều tương tự cũng được hiển thị bởi hình ảnh não của các nhà khoa học thần kinh của Đại học Wisconsin. Điều này xảy ra trên cùng một vùng não, nó "Sáng lên như cây thông Noel" khi lòng tốt và lòng trắc ẩn của chúng ta được phát huy hết.
Làm thế nào để nâng cấp cấu trúc não của bạn để bạn trở thành con người vừa tốt bụng vừa giàu lòng trắc ẩn? Liệu có sự trùng hợp ngẫu nhiên mà nhiều Hiền giả bác ái vĩ đại nhất trong lịch sử cũng là những người thực hành thiền định? Có lẽ nào tập tục cổ xưa này đã "rèn" bộ não của họ để trở nên hướng thiện và từ bi theo đúng nghĩa đen? Có phải chính sự thay đổi lớn của ý thức trong thiền định đã thúc đẩy họ làm được những điều tuyệt vời như vậy?
Câu trả lời đã được các nhà khoa khọc chứng minh khi nghiên cứu về thiền định.
Tham khảo thêm: Thiền và Yoga giúp minh mẫn, từ bi và cân bằng
6: Thiền Định Gia Tăng Chỉ Số Cảm Xúc EQ (Trí Tuệ Cảm Xúc)
IQ là chỉ số thông mình (Intelligence Quotienthay), EQ là chỉ số cảm xúc (Emotional Quotient) vậy cái nào tốt hơn? Theo tạp chí TIME: "IQ giúp bạn được tuyển dụng - EQ giúp bạn thăng tiến".
Năm 1996, một nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới, Tiến sĩ Daniel Goleman đã xuất bản một cuốn sách gây đột phá khiến cộng đồng tâm lý học phải chú ý.
Trong cuốn sách bán chạy cấp quốc tế của ông đã được đăng trên tờ New York Times. "Trí tuệ cảm xúc: Tại sao nó quan trọng hơn chỉ số IQ", trường hợp của Tiến sĩ Goleman về "Chỉ số EQ cao hơn chỉ số IQ", nó hấp dẫn đến mức sách giáo khoa học thuật phải viết lại tên ông.
Trong thực tế, những người có mức EQ cao trên biểu đồ, họ có xu hướng trở thành những bậc thầy trong cả công việc và giải trí. Họ thường có sự nghiệp thành công, các mối quan hệ lâu dài, viên mãn và rất nhiều bạn bè. Họ thường hào phóng, đồng cảm, tự chủ, có khả năng yêu thương và được yêu thương.
Năm 2013, với mục đích lập bản đồ các vùng "EQ" của não, các nhà nghiên cứu của Đại học Illinois đã chụp cắt lớp vi tính (CT Scanner) 152 cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam. Họ được tham dự vào các hoạt động như tương tác xã hội để tác động vào vùng "Trí tuệ cảm xúc - EQ".
Một phát hiện mang tính bước ngoặt, hình ảnh bản đồ não cho thấy một vùng cụ thể, "Vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương" (Temporoparietal junction - TPJ), nó đặc biệt quan trọng. Vùng não này được mệnh danh là "Trung tâm chỉ huy và kiểm soát" EQ, việc tìm ra cách tăng cường sức mạnh cho vùng não này, trên thực tế sẽ tăng cường "Trí tuệ cảm xúc - EQ" .
Năm 2016, một nhóm các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha và Đức (Yang và cộng sự) đã sử dụng phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ để chụp ảnh não của 13 người khi họ mới bắt đầu thực hành thiền định, và sau 40 ngày thực hành thiền chánh niệm. Họ đã phát hiện điều gì?
Chỉ trong sáu tuần ngắn ngủi, ngoài việc giảm đáng kể mức độ lo lắng và trầm cảm của họ, những người thực hành thiền định đã gia tăng đáng kể "Độ ổn định bên trong" của "Vùng tiếp giáp giữa thùy đỉnh và thùy thái dương" (Temporoparietal Junction - TPJ).
Bằng cách củng cố "Trung tâm chỉ huy và kiểm soát EQ - Trí tuệ cảm xúc" của não, thiền định mở ra cánh cửa dẫn đến một loạt các đặc điểm tuyệt vời và đặc biệt quan trọng: Nhận thức về bản thân, khả năng thích ứng, đồng cảm, tận tâm, tự động viên, cân bằng cảm xúc, còn nhiều thứ khác nữa...
7. Thiền Định Loại Bỏ Căng Thẳng, Lo Âu
"Hạch hạnh nhân" (Amygdala) trong não, vùng liên quan đến phản ứng "Chiến đấu - hoặc - Bỏ chạy", hay "Phản ứng căng thẳng cấp tính". Đây chính nơi phát sinh ra những lo âu, sợ hãi và căng thẳng. Hơn thế, nó còn được biết đến như vùng não tạo ra hội chứng "Tâm con khỉ".
Cho đến ngày nay, ước tính đã có tới 11 triệu nghiên cứu khoa học cho thấy căng thẳng là nguyên nhân số 1 gây ra bệnh tật, việc tìm ra cách để giảm kích thước nguyên thủy của "Hạch hạnh nhân" là rất quan trọng - Thậm chí đối với tương lai của nhân loại.
Năm 2011, các nhà nghiên cứu của Bệnh viện Đa khoa Massachusetts đã sử dụng phương pháp chụp ảnh cộng hưởng từ để quét não của 51 người trưởng thành trước và sau 8 tuần thực hành thiền chánh niệm. Họ đã phát hiện điều gì?
Một khám phá đáng kinh ngạc, những "Thiền giả chưa thành thạo" này đã làm im lặng hoạt động điện não đồ bên trong "Hạch Hạnh Nhân" một cách hiệu quả. Trong thực tế có ít dấu hiệu lo lắng, căng thẳng và sợ hãi hiện ra trên điện não đồ của họ.
Tuy nhiên, điều gây ngạc nhiên chưa dừng lại ở đây! Điều làm rung chuyển cộng đồng khoa học thần kinh là: Những người tham gia nghiên cứu đã làm giảm đáng kể (!) - Kích thước và khối lượng của "Hạch hạnh nhân" của họ. Và cũng không mất nhiều năm, họ đã hoàn thành kỳ tích đáng kinh ngạc này trong vòng chưa đầy hai tháng! Ý nghĩa của phát hiện này là rất lớn.
8. Thiền Định Giúp Bạn Thông Minh, Khỏe Mạnh
Năm 2012, với toàn bộ sức mạnh của công nghệ hiện đại, Tiến sĩ Dean Falk đứng đầu nhóm nghiên cứu của Đại học Bang Florida. Trong nghiên cứu này, ông đã so sánh hình ảnh bộ não của Einstein với 85 hình ảnh não của những người bình thường. Họ đã phát hiện điều gì? (bộ não của Einstein đã được ông hiến tặng cho khoa học).
Đối với "Vùng vỏ não trước trán" (Prefrontal Cortex - PFC) - có lẽ đặc điểm nổi bật nhất là, bộ não của nhà khoa học huyền thoại với những vùng phình to như quả trứng.
Một nghiên cứu nữa mang tính bước ngoặt vào năm 2005 của nhà khoa học thần kinh Harvard, Tiến sĩ Sara Lazar đã phát hiện những thiền giả thành thạo có mật độ tế bào thần kinh, độ dày, các nếp gấp và hoạt động điện não đồ trong "Vùng vỏ não trước trán" của họ nhiều hơn.
Để kết hợp khám phá tuyệt vời này, Tiến sĩ Lazar nhận thấy rằng một người càng có nhiều trải nghiệm thiền định một cách thuần thục, thì vỏ não trước của họ càng phát triển.
9. Thiền Định Chấm Dứt Chứng Mất Ngủ
Trong nhiều thập kỷ, các nhà khoa học đã nghiên cứu não trong khi ngủ và đã phát hiện ra cơ chế của "Pons" (tạm dịch là "Cây cầu"). "Cây cầu - Pons" đóng vai trò là công tắc bật / tắt "Chuyển động nhanh của mắt" hay "REM" (Rapid eye movement). Trong giấc ngủ sâu, "Chuyển động nhanh của mắt - REM" di chuyển nhanh chóng theo nhiều hướng, nhưng nó không gửi bất kỳ thông tin thị giác nào đến não của bạn. Những "Cây cầu - Pons" là một phần của não sau kết nối vỏ não với các ống tủy.
Vào năm 2014, một nhóm các nhà nghiên cứu của Đại học Harvard và Stanford đã phát hiện ra rằng, thiền định đã hỗ trợ một cách kỳ diệu cho sự dẻo dai của hệ thần kinh, tạo ra giấc ngủ ngon và gia tăng mạnh mẽ cơ chế "Cây cầu - Pons".
Nói cách khác, thiền định thực sự biến bộ não thành "Cỗ máy ngủ đông" một cách tự nhiên. Nếu bạn muốn có giấc ngủ sâu vào mỗi đêm trong tuần, thì hãy nhắm mắt lại và thiền định.
Có thể bạn quan tâm: 12 Bằng chứng khoa học: Thiền yoga giúp nuôi dưỡng trí não & tinh thần
Nguồn: The Science of Meditation | Dịch & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.