Giỏ hàng
Tài khoản

Giữ hơi thở Kumbhaka Pranayama - Cần áp dụng đúng trong từng trường hợp

calendar 12/10/2021 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Giữ hơi thở Kumbhaka Pranayama

Mọi người thường nghĩ rằng, khi Giữ hơi thở (nín thở) - điều này sẽ làm khí carbon dioxide (CO2) có hại gia tăng trong cơ thể. Tuy nhiên, carbon dioxide (CO2) không có hại cho cơ thể như bạn nghĩ. Ngược lại, cơ thể bạn cần nó để hỗ trợ hoạt động bình thường cho các cơ quan của nó. Khi carbon dioxide (CO2) bị thiếu hụt và lượng ôxy (O2) dư thừa trong các tế bào, việc này xảy ra khi bạn hít thở quá nhanh (thở gấp), quá nhiều. Điều này sẽ dẫn đến chứng "Tăng thông khí", có thể gây ra nhiễm kiềm hô hấp.

Việc thiếu carbon dioxide (CO2) có thể đi kèm với chứng co thắt, khó chịu, chóng mặt và buồn nôn. Bởi vì, các tế bào trong cơ thể bạn không còn carbon dioxide (CO2) để trao đổi ôxy (O2), mà máu vận chuyển đến. Thêm vào đó, sự hấp thụ ôxy (O2) vào các tế bào cũng giảm. Khi bạn Giữ hơi thở (nín thở), bạn sẽ có thêm thời gian để các tế bào hấp thụ ôxy (O2) và giải phóng carbon dioxide (CO2).

Đây là lý do tại sao đôi khi kỹ thuật Giữ hơi thở Kumbhaka có thể làm tăng lượng carbon dioxide (CO2) trong tế bào của bạn, nó là một cứu cánh cho trường hợp bị "Tăng thông khí". Chứng "Tăng thông khí" thường xảy ra với những người bị hoảng sợ, lo lắng, căng thẳng, vì lúc này họ đang hít thở nhanh, dồn dập và liên tục trong một khoảng thời gian nhất định.

Vì vậy, thực hành Pranayama (Kỹ thuật thở) kết hợp với Giữ hơi thở (nín thở) Kumbhaka, khi được áp dụng đúng cách sẽ rất hữu ích đối với những người bị "rối loạn lo lắng" hậu COVID-19.

1. Kỹ Thuật Giữ Hơi Thở Kumbhaka Trong Thực Hành Pranayama

Trong thực hành Pranayama, từ lâu các Bậc thầy Yogi đã sử dụng kiến ​​thức để áp dụng vào sự cân bằng tinh tế giữa lượng carbon dioxide (CO2) và ôxy (O2) trong cơ thể. Một số phương pháp hít thở của Pranayama sẽ chuyển đổi sự cân bằng (02 / CO2) thông qua việc Giữ hơi thở Kumbhaka để gia tăng ôxy (O2) nhiều hơn, hoặc những kỹ thuật Giữ hơi thở Kumbhaka khác sẽ gia tăng mức carbon dioxide (CO2) nhiều hơn.

Cách điều chỉnh mức O2 và CO2 này có thể được thực hiện thông qua kỹ thuật Giữ hơi thở (nín thở), được gọi là "Kumbhaka". Nhiều chuyên gia về Pranayama đã khẳng định rằng, tất cả thực hành ban đầu của Pranayama theo kinh điển "Yoga Sutras" và "Hatha Yoga Pradipika" luôn bao gồm kỹ thuật Giữ hơi thở Kumbhaka. Nói một cách đơn giản, nếu bất kỳ phương pháp hít thở nào không được kết hợp với Giữ hơi thở Kumbhaka, thì đó không phải là thực hành Pranayama.

Kỹ thuật Giữ hơi thở truyền thống (Kumbhaka Pranayama - Breath Retention) được thực hiện khi hít vào đầy đủ, và thực hiện khi thở ra hoàn toàn hoặc cả hai. Nói chung, kỹ thuật này luôn chú trọng đến việc kéo dài thời gian khi thở ra hoặc Giữ hơi thở Kumbhaka khi hít vào đầy đủ.

Giữ hơi thở (nín thở) khi hít vào đầy đủ được gọi là "Antah Kumbhaka", và Giữ hơi thở (nín thở) khi thở ra hoàn toàn được gọi là "Bahih Kumbhaka".

2. Bốn Giai Đoạn Của Pranayama

  • Hít vào (Puraka)
  • Thở ra (Rechaka)
  • Giữ hơi thở khi hít vào đầy đủ (Antah Kumbhaka)
  • Giữ hơi thở khi thở ra hoàn toàn (Bahih Kumbhaka)

Ngoài ra, giai đoạn Giữ hơi thở nâng cao của Pranayama được gọi là "Kevala Kumbhaka", hơi thở tự động dừng lại trong khi thiền định.

Áp Dụng Giữ Hơi Thở Kumbhaka Đúng Cách

3. Áp Dụng Giữ Hơi Thở Kumbhaka Đúng Cách

a) Đối Phó Với Sự Căng Thẳng

Bạn đã bao giờ để ý đến hơi thở của mình khi lo lắng và căng thẳng chưa? Chắc chắn khi còn bé, bạn đã từng một vài lần trùm kín chăn lại khi sợ hãi một điều gì đó - sau đó, bạn cảm thấy hết sợ, vậy điều gì đã xảy ra?

Tất cả chúng ta đều đã nghe nói về chứng "Tăng thông khí", nó thường xảy ra khi ai đó lên cơn hoảng sợ, lo lắng hoặc cực kỳ căng thẳng. Biện pháp khắc phục ngay lúc đó là hít thở bên trong một chiếc túi giấy để tái tạo carbon dioxide (CO2) và giúp họ bình tĩnh lại.

Lý do tại sao hít thở trong chiếc túi giấy lại có tác dụng? Bởi vì, carbon dioxide (CO2) giống như một loại thuốc an thần hoặc giảm đau tự nhiên của hệ thần kinh. Khi mức CO2 tăng lên, chúng ta sẽ bình tĩnh lại. Ngược lại, khi mức CO2 giảm và mức ôxy (O2) tăng lên, chúng ta sẽ bị kích động. Ôxy có tác dụng kích thích, trong khi đó CO2 có tác dụng làm lắng dịu hệ thần kinh - sự cân bằng chính xác của chúng phải được duy trì.

Trong trạng thái hoảng sợ, lo lắng hoặc căng thẳng - hơi thở có xu hướng trở nên nông và nhanh hơn. Hít thở nông và nhanh sẽ khiến bạn hấp thụ quá mức khí ôxy (O2), có nghĩa là lượng ôxy hít vào nhiều và khí carbon dioxide (CO2) thải ra cũng nhiều hơn. Tóm lại, đây là sự giải thích về chứng "Tăng thông khí".

Mặt khác, trong thời gian với trạng thái tâm lý căng thẳng và lo lắng, việc ăn uống quá nhiều có thể gây kích thích quá mức đối với hệ thần kinh, do gia tăng lượng ôxy (O2) và giảm mức carbon dioxide (CO2).

b) Áp Dụng Giữ Hơi Thở Khi Hít Vào Đầy Đủ - Antah Kumbhaka

Trong lúc Giữ hơi thở (nín thở) khi hít vào đầy đủ (Antah Kumbhaka), trọng tâm là hít thở để gia tăng tối đa mức ôxy (O2). Trong trường hợp này, sự cân bằng giữa O2 và CO2 được chuyển sang mức ôxy chiếm ưu thế.

Kỹ thuật Giữ hơi thở - Antah Kumbhaka thường được áp dụng để tăng cường mức năng lượng và tâm trạng cho những người tâm trạng uể oải, trầm cảm và suy giảm chức năng trao đổi chất. Nhưng hãy lưu ý rằng, sự gia tăng O2 sẽ có tác dụng như một chất kích thích hệ thần kinh. Việc hấp thụ quá nhiều O2 có thể dẫn đến chứng "Tăng thông khí" - hoảng sợ, lo lắng và căng thẳng.

c) Áp Dụng Giữ Hơi Thở Khi Thở Ra Hoàn Toàn - Bahih Kumbhaka

Trong lúc Giữ hơi thở khi thở ra hoàn toàn (Bahih Kumbhaka). Trong trường hợp này, phổi được làm trống và mức CO2 bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Thông thường, việc Giữ hơi thở (nín thở) sau khi hít vào sẽ dễ dàng hơn nhiều so với sau khi thở ra hoàn toàn.

Trong thời gian Giữ hơi thở - Bahih Kumbhaka, nồng độ CO2 tăng lên, nó có tác dụng an thần, làm dịu hệ thần kinh. Một lần nữa, đây là lý do tại sao việc hít thở bên trong túi giấy sẽ làm lắng dịu tâm trí của người đang bị hoảng sợ, lo lắng do chứng "Tăng thông khí".

Trong thực hành Pranayama truyền thống, kỹ thuật Giữ hơi thở - Bahih Kumbhaka được áp dụng cho những người hoạt động quá mức, tăng trao đổi chất, căng thẳng, bồn chồn, lo lắng. Kỹ thuật này được sử dụng để làm êm dịu và tĩnh lặng tâm trí, để nâng cao sự tự nhận thức và phát triển tâm linh.

d) Những Cách Thức Lựa Chọn Khác

Theo Hatha Yoga truyền thống, kỹ thuật Giữ hơi thở nên được áp dụng theo từng trường hợp cụ thể và khi cần thiết.

Ngày nay, dường như tất cả chúng ta thường xuyên bị kích thích quá mức do lối sống hối hả và bận rộn. Vì vậy, rất ít người thực sự cần đến lợi ích của việc kích thích hệ thần kinh thông qua kỹ thuật Giữ hơi thở Antah Kumbhaka.

Nếu một người bị kiệt sức do bị kích thích quá mức, thì cách thực hành Pranayama phù hợp nhất là thở Hơi thở Chiến Thắng / Đại Dương (Ujjayi Pranayama - Ocean / Victory Breath) hơi thở dài, chậm và sâu để phục hồi lại hệ thần kinh mà không bị kích thích và kiệt sức.

Trong cả hai trường hợp được đề cập ở trên, bạn hãy chọn phương pháp Pranayama cùng kỹ thuật Giữ hơi thở - Bahih Kumbhaka (giữ hơi khi thở ra hoàn toàn).

Tuy nhiên, nếu bình thường trong công việc thường ngày - bạn hoạt động với mức năng lượng thấp và có xu hướng hơi u uất (buồn rầu), thì bạn có thể cân nhắc phương pháp Pranayama cùng kỹ thuật Giữ hơi thở - Antah Kumbhaka (giữ hơi thở khi hít vào đầy đủ).

4. Những Lợi Ích Của Kỹ Thuật Giữ Hơi Thở - Kumbhaka

  • Nâng cao tuổi thọ.
  • Thúc đẩy tái tạo mô não.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm.
  • Tăng dung tích phổi.
  • Tăng cường cơ hoành
  • Giảm căng thẳng và lo lắng.

Có thể bạn quan tâm: Bạn nên thực hành Kỹ thuật thở - Pranayama trước hay sau Tư thế yoga - Asana?

VỀ TÁC GIẢ:

Tiến sĩ Y khoa John Douillard, là tác giả của bảy cuốn sách "bán chạy nhất - bestselling books". Ông còn là một chuyên gia về dinh dưỡng cho Hiệp hội bóng rổ quốc gia Hoa Kỳ (National Basketball Association - NBA). Ông cũng là người sáng lập trang web "LifeSpa", đây là website chuyên về chăm sóc sức khỏe, nó có rất nhiều bài viết và video hữu ích. Ngoài ra, kênh Youtube của Tiến sĩ John Douillard hiện đang có hơn 10,8 triệu lượt người theo dõi. Kênh Youtube của ông chuyên về các khóa đào tạo trực tuyến dành cho thực hành Yoga và Ayurveda.

Biên soạn & tổng hợp: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.

 Tags: Thở yoga
Viết bình luận của bạn: