Những dấu hiệu dễ nhận biết khi các luân xa mất cân bằng
Đồ tập Yoga Tốt
Chủ Nhật,
20/04/2025
6 phút đọc
Nội dung bài viết
Có nhiều dấu hiệu khác nhau giúp chúng ta nhận biết về tình trạng của các luân xa. Nhưng chúng ta cần phân tích tình trạng bản thân để biết rõ những thay đổi vi mô và vĩ mô đang diễn ra trong tâm trí và hoàn cảnh sống của mình vào thời điểm hiện tại.
NHỮNG DẤU HIỆU DỄ NHẬN BIẾT
1. Mất Cân Bằng Luân Xa Gốc - Muladhara Chakra
- Dấu Hiệu: Khi luân xa này mất cân bằng, bạn sẽ gặp phải các vấn đề về tài chính và vấn đề về các mối quan hệ xã hội. Luân xa này bị mất cân bằng đôi khi khiến bạn bị trầm cảm, cảm giác bị bỏ rơi. Nói chưng là các vấn đề về tinh thần.
- Cách Khắc Phục: Thực hiện Tư thế Chiến Binh 1, Tư thế Cái Cây, tư thế Trái Núi. Bài tập Pranayama Hơi thở Ống bễ (Bhastrika), hơi thở nhanh và mạnh này giúp kích hoạt và đánh thức Luân xa Gốc.
2. Mất Cân Bằng Luân Xa Xương Cùng - Svadhisthana Chakra
- Dấu Hiệu: Khi luân xa xương cùng mất cân bằng, bạn dễ bị kích thích bởi những suy nghĩ tích cực hoặc tiêu cực. Luân xa này cũng liên quan đến các mối quan hệ. Sự mất cân bằng của nó ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân của bạn. Những dấu hiệu như bùng phát những ham muốn hoặc suy nghĩ về tình dục. Trong trường hợp ngược lại, dễ bị bất lực, các vấn đề sinh sản, các vấn đề về thận và không đạt được khoái cảm tình dục.
- Cách Khắc Phục: Thực hiện Tư thế Cái Compa Giang Tay, Tư thế Nữ Thần. Bài tập Pranayama Hơi thở Mặt trăng (Chandra Bhedana) thúc đẩy sự ổn định và thư giãn về mặt cảm xúc.
3. Mất Cân Bằng Luân Xa Búi Mặt Trời - Manipura Chakra
- Dấu Hiệu: Bạn cảm thấy thường xuyên chán nản, trở nên hướng nội. Cảm giác sợ hãi và lòng tự tin rất thấp.
- Cách Khắc Phục: Thực hiện Tư thế Ngồi Vặn Người, Tư thế Con Thuyền, Tư thế Sư Tử. Bài tập Pranayama Hơi Thở Lửa / Hơi Thở Làm Sạch Thùy Trán (Kapalabhati) tăng cường sức sống và sự tự tin.
4. Mất Cân Bằng Luân Xa Tim - Anahata Chakra
- Dấu Hiệu: Mức độ kết nối rất thấp. Bạn thích cô đơn và tránh giao tiếp, không muốn bộc lộ cảm xúc, cảm giác ghen ti, không tin tưởng người khác. Bạn không có khả năng tha thứ cho bản thân và người khác vì những lỗi lầm trong quá khứ.
- Cách Khắc Phục: Thực hiện các tư thế mở tim như Tư thế Rắn Hổ Mang, Tư thế Lạc Đà, Tư thế Bánh Xe. Bài tập Pranayama Thở mũi Luân phiên (Nadi Shodhana) giúp cân bằng hai kênh Ida và Pingala Nadi (Mặt trăng, Mặt trời), làm dịu Luân xa Tim, thúc đẩy sự lắng dịu, bình yên về mặt cảm xúc.
5. Mất Cân Bằng Luân Xa Cổ Họng - Vishuddhai Chakra
- Dấu Hiệu: Đầu óc mụ mẫm, ngu dốt là những điều tồi tệ duy nhất bao trùm lấy bạn. Bạn phải dựa dẫm vào người khác. Bạn không thể tự mình quyết định bất cứ việc gì. Bạn hay nói dối, nói lắp hoặc nói không nên lời.
- Cách Khắc Phục: Thực hiện Tư thế Cây Cầu, Tư thế Con Cá, Tư thế Cái Cày, Tư thế Đứng Trên Vai. Bài tập Pranayama Hơi thở Đại dương / Hơi thở Chiến thắng (Ujjayi) tăng cường sự minh mẫn và tập trung tinh thần.
6. Mất Cân Bằng Luân Xa Con Mắt Thứ Ba - Ajna Chakra
- Dấu Hiệu: Đau đầu, vấn đề về thị lực hoặc xoang trán, bất ổn về cảm xúc như bối rối, khó tập trung hoặc thiếu trực giác (nhận thức nhậy bén và linh cảm). Đó là những dấu hiệu có thể cho thấy sự tắc nghẽn ở luân xa này.
- Cách Khắc Phục: Thực hiện Thực hành Nhìn nến, Tư thế Em bé, Tư thế Chó úp mặt, Tư thế Đứng rộng chân Gập Người. Bài tập Pranayama Hơi thở Đại dương / Hơi thở Chiến thắng (Ujjayi) tăng cường sự minh mẫn và tập trung tinh thần.
7. Mất Cân Bằng Luân Xa Vương Miện - Sahasrara Chakra
Trên thực tế, đây không phải là luân xa vì nó được tạo ra bởi năng lượng Prana từ Sushmna Nadi (Kênh trung tâm). Nhưng nó liên quan đến rất nhiều các yếu tố tinh thần.
- Dấu Hiệu: Đau đầu, chóng mặt, nhạy cảm với ánh sáng, chứng sương mù não, rối loạn giấc ngủ, v.v. Sự tắc nghẽn ở Luân xa Vương miện còn biểu hiện về mặt cảm xúc dưới dạng không có mục đích sống, cảm giác lạc lõng về bản thân mình và với thế giới, bối rối, không tập trung chú ý, cảm giác bị cô lập, bị trầm cảm.
- Cách Khắc Phục: Thực hiện Tư thế Xác chết, Tư thế Đứng Bằng Đầu, thực hành thiền định. Bài tập Pranayam Thở mũi Luân phiên (có giữ hơi hoặc không giữ hơi) sẽ giúp cân bằng năng lượng trong Sushumna Nadi (Kênh trung tâm) để kích hoạt Luân xa Vương miện, giúp bạn kết nối với các cấp độ ý thức cao hơn.
HAI BÀI TẬP PRANAYAMA CÂN BẰNG TẤT CẢ CÁC LUÂN XA
- Thở hộp (Sama Vritti Pranayama - Box Breathing) là một kỹ thuật thở đặc biệt, trong đó bạn hít vào đếm đến 4, nín thở đếm đến 4, thở ra đếm đến 4 và nín thở bên ngoài đếm đến 4 (hết 1 vòng). Bài tập Pranayama này có thể điều chỉnh tất cả các luân xa và thúc đẩy sự cân bằng trong dòng chảy Prana.
- Thở Mũi Luân phiên (Nadi shodhana) giúp chúng ta tạo ra sự cân bằng trong cơ thể năng lượng vi tế.Tại mỗi vị trí trong cơ thể vi tế, khi cả ba Nadi chính (Ida, Pingala và Sushumna) giao nhau đều tạo ra một luân xa chính. Khi cân bằng hai kênh Ida và Pingala chúng ta sẽ cân bằng hai tính chất năng lượng Mặt trăng - Âm và Mặt trời - Dương. Đây là hai tính chất chi phối tất cả các luân xa. Vì vậy, khi hai tính chất Âm-Dương được cân bằng các luân xa sẽ cân bằng.
Tham khảo 2 bài thở này tại đây: 10 Bài tập thở kích thích hệ thần kinh phó giao cảm
Tác giả: Acharya Harish | Dịch & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.