Giỏ hàng
Tài khoản

Những lợi ích về thể chất và tinh thần của cầu nguyện, thiền định và chánh niệm

calendar 12/05/2022 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Những lợi ích về thể chất và tinh thần của cầu nguyện

CẦU NGUYỆN, THIỀN ĐỊNH VÀ CHÁNH NIỆM

  • Cầu nguyện là sự giao tiếp tâm linh với một quyền năng cao hơn. Bao gồm: Tạ ơn, tôn kính, và đôi khi là xưng tội. Cầu nguyện là một cách thức để thừa nhận rằng có một điều gì đó rất có ý nghĩa, nó quan trọng hơn bản thân hay cái tôi của bạn, và cho phép năng lượng huyền bí đang hiện diện đó giải tỏa những áp lực trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Tham khảo thêm: Cầu nguyện là gì? Những lợi ích từ lời cầu nguyện.
  • Thiền định là một kỹ thuật cho phép tâm trí được nghỉ ngơi và đạt được trạng thái ý thức hoàn toàn khác so với trạng thái thức tỉnh bình thường. Trong thiền định, tâm trí trở nên minh mẫn, thanh thản và tập trung vào thế giới nội tâm thay vì thế giới bên ngoài và những gì đang diễn ra xung quanh bạn, đồng thời bạn vẫn hoàn toàn tỉnh táo và minh mẫn.
  • Chánh niệm là một trạng thái tinh thần có thể thực hiện được. Bằng cách tập trung vào nhận thức của bạn về thời điểm hiện tại, chấp nhận những cảm xúc, cảm giác cơ thể và những ý nghĩ đang hiện hữu của bạn một cách điềm tĩnh.

NHỮNG LỢI ÍCH

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (American Psychological Association - APA), có rất nhiều lợi ích khi thực hành cầu nguyện, thiền định và chánh niệm, bao gồm tất cả những điều sau đây:

  • Ngủ ngon hơn.
  • Làm lắng dịu cảm xúc tiêu cực.
  • Tăng khả năng tập trung tâm trí.
  • Tăng trí nhớ.
  • Nhận thức rõ hơn về bản thân.
  • Tăng khả năng phục hồi thể chất và tinh thần.
  • Nâng cao khả năng trải nghiệm về những cảm xúc bình an.
  • Giảm mức độ căng thẳng.

Những lợi ích về thể chất và tinh thần của thiền định và chánh niệm

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Cầu nguyện, thiền định hoặc chánh niệm khi được thực hành nửa giờ mỗi ngày trong tám tuần, những thực hành này đã cho thấy sự khác biệt trong một số vùng não kiểm soát việc học tập, cảm xúc, trí nhớ và phản ứng với nỗi sợ hãi. Những vùng não này bao gồm hạch hạnh nhân (amygdala) và hồi hải mã (hippocampus), chúng kiểm soát phản ứng "Chiến đấu - Hoặc - Bỏ chạy" của trạng thái căng thẳng.

Bằng việc kiểm soát những vùng não này, những người từng trải qua chấn thương thời thơ ấu, hoặc bất kỳ người nào đã từng trải qua những sự kiện đau buồn khác nhau. Họ sẽ học hỏi được cách thức kiểm soát phản ứng của mình đối với các kích thích tiêu cực được hồi tưởng trong quá khứ.

Một nghiên cứu được thực hiện trên các sinh viên y khoa đang trong quá trình học tập để trở thành bác sĩ. Nghiên cứu đã cho thấy rằng, khi các sinh viên tham gia vào một biện pháp can thiệp để giảm căng thẳng. Biện pháp này dựa trên thực hành thiền định kéo dài trong 8 tuần, những người tham gia đã làm giảm mức độ lo lắng và trầm cảm của họ.

CÓ THỂ THỰC HÀNH RIÊNG BIỆT HOẶC CÙNG NHAU

Cầu nguyện, thiền định và chánh niệm có thể thực hành riêng biệt hoặc cùng một lúc.

Nhiều người thực sự bối rối khi nghĩ rằng những thực hành này có thể được thực hiện cùng một lúc hay không? Câu trả lời là có.

Chúng ta có thể thực hành chánh niệm mà không cần thiền định. Ngược lại, có thể có hoặc không có thực hành cầu nguyện đi cùng.

Tuy nhiên, những người có tín ngưỡng tâm linh thì thực hành cầu nguyện luôn được thực hiện trước tiên và rất cần thiết đối với họ.

Thực hành chánh niệm mà không thiền định, bao gồm việc hiện diện đầy đủ trong cuộc sống của bạn. Một ví dụ điển hình là bạn trở nên hoàn toàn đắm chìm vào một hoạt động ở đây và ngay bây giờ (here and now), chẳng hạn như rửa bát hoặc tắm rửa,...

Thực hành cầu nguyện, đây là sự giao tiếp giữa bạn với một quyền năng thiêng liêng, có thể có hoặc không có thực hành thiền định và chánh niệm đi cùng. Lời cầu nguyện khiến cho chúng ta vượt lên trên bản ngã để kết nối với cảnh giới cao hơn của tinh thần. Nơi chúng ta có thể đắm mình trong tình yêu thương và lòng trắc ẩn của Đấng Thiêng Liêng, tùy thuộc theo tín ngưỡng tâm linh của mỗi người. Cầu nguyện là một phần quan trọng trong quá trình phục hồi và chữa bệnh của một người, vì nó cho phép họ được chăm sóc và cảm thấy an toàn. Đồng thời, việc cầu nguyện khiến cho họ đủ khả năng để đối mặt với sự khắc nghiệt của những chấn thương tâm lý trong quá khứ.

Tác giả: Dr. Shirley Davis - Tiến sĩ Tâm lý học | Tổng hợp & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

Viết bình luận của bạn: