MỪNG NGÀY 8/3 - GIẢM GIÁ LÊN TỚI 50%

Những tư thế yoga kỳ quái liệu có thực sự quan trọng?

Đồ tập Yoga Tốt
Thứ Năm, 02/07/2020 4 phút đọc
Nội dung bài viết

Những tư thế yoga kỳ quái liệu có thực sự quan trọng?

TÓM LƯỢC LỊCH SỬ YOGA

Yoga đã tồn tại từ hàng ngàn năm trước. Sự thật về những tư thế yoga lạ mắt là điều còn khá mới mẻ. Trong Kinh Điển Yoga Patanjali, một văn bản yoga cổ đại phổ biến từ thế kỷ thứ hai không đề cập đến bất kỳ tư thế yoga nào cả, chỉ ngoại trừ thực hành thiền định. Trong Hatha Yoga Pradipika, một cuốn sách từ thế kỷ 14 chỉ bao gồm 15 tư thế rất cơ bản.

Những văn bản với các tư thế yoga phức tạp hơn xuất hiện lần đầu vào những năm 1800, và chúng trở nên phổ biến vào giữa những năm 1900. Vì vậy, chúng là những tư thế mới, mà chắc chắn chúng không được các Bậc Tiền Bối và cả những Bậc Thầy đã phát minh ra yoga của chúng ta thực hành. Hiện nay, có hàng trăm tư thế và những tư thế mới thường xuyên được phát minh. Như vậy, có nghĩa là bạn cần phải học hỏi và thành thạo TẤT CẢ các tư thế để thu được những lợi ích của yoga? Chắc chắn không phải như vậy!

Nếu bạn đã từng lướt qua các trang mạng xã hội Instagram hay Facebook, bạn sẽ ngạc nhiên vì đầy rẫy những tư thế yoga trông kỳ quái và lạ mắt (thậm chí nhiều tư thế chưa được đặt tên - Xem thêm tại: 10 Tư thế Yoga điên rồ trên Instagram), chúng được các yogi và yogini 'phát minh' ra.Thậm chí không những họ thực hiện các tư thế này mà họ còn đăng hình để thách đố nhau làm được điều tương tự. Việc này hoàn toàn trái ngược với qui tắc đạo đức của một yogi - Không ganh đua.

Động tác yoga kỳ quái

NỀN TẢNG TRIẾT HỌC YOGA

Yoga asana (tư thế) là chi thứ ba trong tám chi được đề cập trong Kinh Điển Yoga Patanjali, một văn bản yoga cổ đại. Tám chi là: Yama và niyama (quy tắc đạo đức và đạo đức), asana (tư thế), pranayama (kỹ thuật thở), pratyahara (rút ý thức ra khỏi các giác quan), dharana (tập trung tâm trí), dhyana (thiền định) và samadhi (nhập định).

Trong chương 2, câu 46 của Kinh Điển Yoga Patanjali nói rằng, các asana (tư thế) nên được cân bằng giữa sự ổn định và cảm giác thoải mái của cơ thể (sthira-sukham asanam).

Việc thực hành các tư thế không nên gây ra sự đau đớn cho người tập. Nếu bạn cảm thấy quá khó chịu về cảm xúc hoặc khó chịu về thể chất, hãy thoát ra khỏi tư thế mà bạn đang thực hiện. Hãy hỏi giáo viên của bạn về cách thức để bạn có thể điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp với cơ thể và nhu cầu luyện tập của bạn. Đừng cố gắng thực hiện những tư thế quá khó khi bạn vẫn chưa thành thạo các tư thế cơ bản.

Tư thế yoga điên rồ

Hãy nên nhớ rằng! Mục đích của việc thực hành các asana (tư thế) yoga và pranayama (kỹ thuật thở) là để chuẩn bị cho thực hành thiền định - đó là mục đích chính của yoga! Nhiều người đã đạt đến trạng thái cơ thể và tâm trí khỏe mạnh mà không bao giờ họ có thể thực hiện được tư thế Salamba Shirshasana (Đứng Bằng Đầu - Headstand) và Adho Mukha Vrksasana (Đứng Bằng Tay - Handstand). Thậm chí một số người đã trở thành giáo viên yoga giỏi mà không thể thực hiện được TẤT CẢ các tư thế yoga kỳ quái và điên rồ đó!

Điều cuối cùng, hãy cố gắng và đừng bao giờ bỏ cuộc chỉ vì những tư thế yoga nào đó gây khó khăn cho bạn! Bời vì, có rất nhiều tư thế yoga khác dễ dàng hơn nhưng cũng đem lại những lợi ích tương tự.

Thực hành yoga của bạn là một hành trình lâu dài và liên tục chứ không phải là mục tiêu phải đạt được.

Có thể bạn quan tâm: Sự vô lý của các tư thế yoga nâng cao

Tác giả: Dr. Abhishek Agrawal | Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

Viết bình luận của bạn
Làm thế nào một nhà báo khoa học từ hoài nghi đã học cách yêu Yoga

Làm thế nào một nhà báo khoa học từ hoài nghi đã học cách yêu Yoga

Thứ Tư, 09/04/2025 8 phút đọc

Lần đầu tiên tôi thử tập yoga, tôi hoàn toàn không đi tìm một trải nghiệm tâm linh. Là một cô gái tuổi đôi mươi hơi... Đọc tiếp

Yoga thời ăn liền: Làm sao để giữ gìn giá trị nguyên bản?

Yoga thời ăn liền: Làm sao để giữ gìn giá trị nguyên bản?

Thứ Ba, 08/04/2025 5 phút đọc

Trong vài năm trở lại đây, yoga bỗng trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống hiện đại: từ khu dân cư, tòa nhà... Đọc tiếp

Nhận biết những dấu hiệu mất cân bằng năng lượng

Nhận biết những dấu hiệu mất cân bằng năng lượng

Thứ Hai, 07/04/2025 5 phút đọc

Việc quan sát tác động của các Asana (tư thế) và Pranayama (kỹ thuật thở) cụ thể lên năng lượng vi tế của mỗi người là... Đọc tiếp

Đau nhức cơ thể sau tuổi 30 không phải là điều tất yếu: giải pháp từ Yoga

Đau nhức cơ thể sau tuổi 30 không phải là điều tất yếu: giải pháp từ Yoga

Chủ Nhật, 06/04/2025 7 phút đọc

Trong xã hội hiện đại, việc cảm thấy đau mỏi cơ thể sau tuổi 30 gần như trở thành điều "bình thường". Chúng ta dễ dàng... Đọc tiếp

Nội dung bài viết