Giỏ hàng
Tài khoản

Tại sao phải giữ ngón chân cái trong các tư thế yoga?

calendar 25/10/2020 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Tại sao phải giữ ngón chân cái trong các tư thế yoga?

Mặc dù không phải lúc nào chúng ta cũng dành cho 2 ngón chân cái sự quan tâm mà chúng xứng đáng. Nhưng 2 ngón chân cái đóng một vai trò lớn trong việc thực hành các tư thế yoga! Nó giúp chúng ta giữ thăng bằng trong các tư thế "Đứng một chân nắm ngón chân cái". Hoặc khi chúng ta giữ 2 ngón chân cái để thúc đẩy nhóm cơ trung tâm (core) trong các tư thế "Ngồi". Thậm chí 2 ngón chân cái còn trở thành Tâm điểm (Drishti - Focused Gaze) để chúng ta nhìn tập trung vào đó. Nhưng tại sao chúng ta lại giữ ngón chân cái?

1. Kinh Mạch

Theo Y học cổ truyền Trung Hoa, cơ thể có 12 Kinh mạch chính. Dòng năng lượng gọi là "Khí" (Qi / Chi) lưu chuyển trong các kinh mạch này, giống như dòng chảy năng lượng Prana lưu chuyển trong các Kênh năng lượng (Nadi).

Có sáu đường kinh mạch bắt đầu hoặc kết thúc trong bàn tay và chạy qua cánh tay.

  • 3 Kinh Mạch Âm: Phổi, tim và màng tim.
  • 3 Kinh Mạch Dương: Ruột già, ruột non và tam tiêu.

Ở phần dưới cơ thể có sáu kinh mạch khác bắt đầu hoặc kết thúc ở bàn chân và chạy qua chân (và xa hơn nữa). Một lần nữa đây là:

  • 3 Kinh Mạch Âm: Tỳ (lá lách), thận và gan.
  • 3 Kinh Mạch Dương: Dạ dày, bàng quang và túi mật.

Kinh mạch gan và tỳ (lá lách) đều bắt đầu từ ngón chân cái.

Khi một kinh mạch (giống như Nadi) bị tắc nghẽn hoặc bị cản trở, dòng năng lượng Khí không thể lưu thông. Cơ thể và các cơ quan bên trong sẽ bị đình trệ, và sức khỏe của chúng ta bị ảnh hưởng. Điều tương tự cũng xảy ra và gây tổn hại cho cơ thể: Nếu khí di chuyển quá nhanh trong kinh mạch, điều này cũng khiến sức khỏe và các cơ quan nội tạng của chúng ta bị ảnh hưởng.

Các phương pháp chữa bệnh như châm cứu và bấm huyệt để mở hoặc đóng, hoặc điều chỉnh dòng chảy của Khí. Bằng cách bấm vào một số điểm nhất định dọc theo đường kinh mạch (châm cứu hoặc bấm huyệt). Khí công (Chi Gung) cũng là một phương pháp chữa bệnh để điều chỉnh Khí. Nó sử dụng hơi thở kết hợp với chuyển động nhẹ nhàng, và thiền định để giữ cho dòng chảy năng lượng Khí ở mức tối ưu nhất.

Hai kinh mạch cần lưu ý khi nói đến ngón chân cái là kinh mạch gan và tỳ (lá lách).

2. Kinh Mạch Gan

Kinh mạch gan bắt đầu từ bờ trong (bên) của ngón chân cái, chạy trên bàn chân, mặt trước mắt cá chân, bắp chân trong và đùi đến vùng mu, vào dạ dày, gan và túi mật. Cuối cùng, nó kết nối với kinh mạch phổi, cổ họng, mắt và đỉnh đầu. Các dấu hiệu của sự mất cân bằng trong kinh mạch gan bao gồm đau ở lưng dưới và vùng bụng, rối loạn tâm thần. Ngoài ra, thường xuyên vô cớ tức giận và thất vọng.

3. Kinh Mạch Tỳ

Kinh mạch Tỳ (lá lách): bắt đầu ở bờ ngoài (giữa) của ngón chân cái, mặt trong của bàn chân, mắt cá chân và ống chân. Nó chạy ngay phía trước kinh mạch gan lên đùi trong và đi vào khoang bụng, kết nối với lá lách và dạ dày. Nhánh sau đi lên ngực đến cổ họng đến lưỡi, trong khi nhánh còn lại nối với kinh mạch tim bên trong tim. Các dấu hiệu của sự Mất cân bằng trong kinh mạch Tỳ (lá lách) là các vấn đề về dạ dày, chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, thường xuyên lo lắng và buồn phiền không rõ nguyên nhân.

4. Các Tư Thế Yoga Và Giữ Ngón Chân Cái

Kinh mạch gan và tỳ (lá lách) đều bắt đầu ở ngón chân cái. Khi chúng ta dùng ngón tay cái cùng ngón tay chỏ và ngón tay giữa để giữ ngón chân cái trong các tư thế yoga. Điều này giúp kích thích và cân bằng các kinh mạch tỳ và gan của chúng ta.

Những Tư Thế Này Bao Gồm:

Nằm Ngửa Nắm Ngón Chân Cái (Supta Padangusthasana - Supine Big Toe Hold).

  • Nằm Ngửa Nắm Ngón Chân Cái (Supta Padangusthasana - Supine Big Toe Hold).

Đứng Giang Tay Nắm Ngón Chân Cái (Utthita Hasta Padangusthasana B - Extended Standing Hand-to-Big-Toe Hold).

  • Đứng Giang Tay Nắm Ngón Chân Cái (Utthita Hasta Padangusthasana B - Extended Standing Hand-to-Big-Toe Hold).

Đứng Rộng Chân Gập Người Nắm Ngón Chân Cái (Prasarita Padottanasana D - Wide-legged Forward Bend)

  • Đứng Rộng Chân Gập Người Nắm Ngón Chân Cái (Prasarita Padottanasana D - Wide-legged Forward Bend).

Chúng ta có thể thêm các tư thế "Nắm Ngón Chân Cái" vào các tư thế khác như:

Tam Giác Mở Rộng (Utthita Trikonasana - Extended Triangle)

  • Tam Giác Mở Rộng (Utthita Trikonasana - Extended Triangle).

Tam Giác Mở Rộng (Utthita Trikonasana - Extended Triangle).

  • Đứng Gập Người (Uttanasana - Standing Forward Fold)

Nữ Thần Vishnu Nằm (Anantasana - Vishnu’s Couch).

  • Nữ Thần Vishnu Nằm (Anantasana - Vishnu’s Couch).

5. Chuỗi Tư Thế Năng Động

"Chuỗi Động Tác Năng Động" và đầy thử thách yêu thích của tôi là, chuyển từ tư thế "Tấm Ván Nghiêng Nắm Ngón Chân Cái" (Eka Pada Vasisthasana - One-Legged Side Plank Pose), sang tư thế "Lưỡi Liềm Thấp" (Anjaneyasana - Low Lunge), và qua tư thế "Đứng Thẳng Nắm Ngón Chân Cái" (Utthita Hasta Padangusthasana).

Thực Hiện:

Tấm Ván Nghiêng Nắm Ngón Chân Cái

  • Bắt đầu bằng "Tấm Ván Nghiêng Nắm Ngón Chân Cái" của bàn chân bên phải.
  • Thở ra, xoay người xuống và bước chân phải lên đầu tấm thảm tập, tay vẫn giữ ngón chân cái, tiếp đất trong tư thế "Lưỡi Liềm Thấp" với bàn chân phải về phía trước.
  • Thả ngón chân cái bên phải và đặt tay lên hông. Nhấn bàn chân bên phải xuống và bước chân trái lên trước.

Đứng Thẳng Nắm Ngón Chân Cái

  • Khi hít vào lên tư thế "Đứng Thẳng Nắm Ngón Chân Cái" - Utthita Hasta Padangusthasana (biến thể chân thẳng phía trước). Đồng thời giữ ngón chân cái bên trái khi bạn chuyển sang tư thế này.
  • Sau đó, bạn thở ra từ từ và trở về tư thế "Đứng Gập Người Về Trước" với 2 tay nắm 2 ngón chân cái, hít thở vài hơi trong tư thế này.
  • Buông 2 ngón chân cái và bước chân phải về phía sau vào tư thế "Lưỡi Liềm Thấp".
  • Chống bàn tay phải xuống và tay trái nắm rìa ngoài của bàn chân trái để lên "Tấm Ván Nghiêng Nắm Ngón Chân Cái" một lần nữa, bằng cách giữ ngón chân cái ở bàn chân trái khi hít vào.
  • Lặp lại chuỗi động tác này từ 3-5 lần mỗi bên. Lần cuối cùng thực hiện "Đứng Giang Tay Nắm Ngón Chân Cái" Utthita Hasta Padangusthasana B, thực hiện 1 lần cho mỗi bên (chân đưa sang một bên).

Có thể bạn quan tâm: Trong thực hành yoga - Tại sao chúng ta luôn bắt đầu thực hiện các tư thế ở bên phải trước?

Tác giả: Jennilee Toner | Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

 Tags: Tư thế yoga
Viết bình luận của bạn: