-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Thực hành Pranayama theo đồng hồ Ayurveda
09/04/2022 Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt
Theo Ayurveda (Tri thức cuộc sống), các Năng lượng - Dosha (Vata, Pitta và Kapha) không chỉ chi phối các mùa trong năm và giai đoạn của cuộc đời con người, chúng còn chi phối những thời điểm khác nhau trong ngày. Từ lúc mặt trời mọc cho đến lúc mặt trời lặn, mỗi loại Năng lượng - Dosha được quy định kéo dài trong khoảng thời gian 4 giờ đồng hồ.
- Tham khảo thêm: Đồng hồ Ayurveda - Đồng hồ sinh học - Đồng hồ của mẹ thiên nhiên
Đây là khoảng thời gian khi các Năng lượng - Dosha thể hiện các đặc tính cụ thể và mang lại cho chúng ta những cảm xúc độc đáo vào mọi thời điểm trong ngày. Vì vậy, khi từng thời khắc trôi qua, tâm trạng của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng bởi những tính chất Năng lượng - Dosha khác nhau đang thay đổi. Nếu một trong những tính chất Năng lượng - Dosha bị tích tụ quá mức (do việc lựa chọn chế độ ăn uống hoặc lối sống không phù hợp), thì cơ thể và tâm trí chúng ta có thể bị mất cân bằng.
Tuy nhiên, chúng ta có thể duy trì sự cân bằng Năng lượng - Dosha thông qua việc điều chỉnh một cách khéo léo các lựa chọn và thực hành Pranayama của mình. Thực hành Pranayama đặc biệt hữu ích trong việc cân bằng các Năng lượng - Dosha.
Dưới đây là những cách thức mà các Năng lượng - Dosha thường ảnh hưởng tại các thời điểm khác nhau trong ngày, và những phương pháp Pranayama để giúp bạn luôn cảm thấy cân bằng và tràn đầy năng lượng.
1. Kapha
- Thời gian: Từ 6g 00 sáng đến 10g 00 sáng
- Ưu điểm: Kapha nặng, đặc và ổn định. Đây là khoảng thời gian đem lại cho chúng ta sức mạnh và sự bền bỉ cao nhất trong ngày.
- Trở ngại: Tính chất chậm chạp, đặc và kết dính của Kapha sẽ gây ra sự tích tụ và khó chịu. Nếu, thời gian buổi sáng này không được cân bằng thông qua các hoạt động khác nhau. Việc thức dậy muộn, bỏ tập thể dục hoặc ăn sáng quá nhiều sẽ kích hoạt sự dư thừa Kapha. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy uể oải, bị sương mù não hoặc phổi bị sung huyết.
- Pranayama: Ayurveda (Tri thức cuộc sống) khuyên bạn nên lựa chọn những tính chất trái ngược nhau để tạo ra sự cân bằng Năng lượng - Dosha. Vì Kapha chậm, nặng, mát và ẩm ướt. Do đó, hãy chọn thực hành Pranayama nhanh, nhẹ, ấm và khô. Thực hiện một vài phút với các bài tập Pranayama như Hơi Thở Lửa (Kapalabhati), Hơi Thở Ống Bễ (Bhastrika), Hơi Thở Mặt Trời (Sun Breaths), hoặc Hơi Thở Chiến Thắng (Ujjayi). Đây là những bài thực hành Pranayama rất tốt cho việc sưởi ấm, kích thích năng lượng và tăng cường tuần hoàn máu.
2. Pitta
- Thời gian: Từ 10g 00 sáng đến 2g 00 chiều
- Ưu điểm: Pitta có nguyên tố Lửa. Trong khoảng thời gian giữa trưa khi mặt trời ở điểm cao nhất trên bầu trời, tính chất lửa của cảm xúc và Lửa Tiêu Hóa (Agni - Digestive Fire) của chúng ta ở mức cao nhất. Đây là lúc chúng ta cảm thấy tỉnh táo và là thời điểm tốt nhất để đưa ra những quyết định và hoàn thành công việc. Ayurveda khuyên bạn nên dùng bữa ăn lớn nhất (nhiều nhất) trong ngày vào giờ ăn trưa, vì Pitta chi phối quá trình tiêu hóa và đây cũng là lúc thể chất và tinh thần cần bổ sung một lượng năng lượng đáng kể nhất.
- Trở ngại: Khi nguyên tố Lửa bên trong cơ thể chúng ta hình thành vào buổi sáng muộn và đầu giờ chiều, một ngày làm việc căng thẳng hoặc cường độ cao thường làm bùng phát tính chất lửa của Pitta, điều này dẫn đến việc dưa thừa lửa của Pitta. Kết quả là nó có thể khiến bạn cảm thấy nóng nảy, thiếu kiên nhẫn, kích động hoặc mắc chứng ợ nóng do trào ngược dạ dày thực quản.
- Pranayama: Cân bằng sức nóng gay gắt của lửa Pitta thông qua thực hành Pranayama làm mát cơ thể và lắng dịu tâm trí. Đây là thời điểm tuyệt vời trong ngày để nghỉ ngơi yên tĩnh trong vài phút và phục hồi cơ thể và tâm trí. Để làm dịu tính chất lửa bên trong cơ thể, hãy thực hiện Hơi Thở Làm Mát (Sheetali - Cooling Breath). Đây là bài tập Pranayama giúp làm dịu chứng trào ngược axit hoặc giảm căng thẳng thần kinh một cách nhanh chóng.
3. Vata
- Thời gian: Từ 2g 00 chiều đến 6g 00 chiều
- Ưu điểm: Vata điều khiển hoạt động của tâm trí thông qua suy nghĩ và hoạt động của các xung thần kinh thông qua hệ thần kinh, và tất cả các hoạt động thể chất khác nhau. Tính chất nhẹ, tinh tế, chuyển động của nó mang lại sự nhiệt tình và sáng tạo trong suốt buổi chiều muộn. Đây là thời điểm lý tưởng để động não, sáng tạo nghệ thuật và viết lách.
- Trở ngại: Nếu một ngày với quá nhiều hoạt động, thay đổi, căng thẳng hoặc hỗn loạn, thì Vata sẽ bị mất cân bằng - nó giống như một cơn lốc xoáy, thay vì một làn gió mát êm dịu. Chúng ta thường bị mất cân bằng Vata như một sự thiếu hụt năng lượng tạm thời, vào cuối buổi chiều. Nếu bạn có cảm giác giống như trí óc mình thiếu năng động, thèm cà phê và đồ ăn vặt, thì khả năng đó là năng lượng Vata bị thiếu hụt và cần được phục hồi.
- Pranayama: Làm dịu hệ thần kinh thông qua bài tập Pranayama chậm rãi, tiếp đất, êm dịu. Thực hành Thở Mũi Luân Phiên (Nadi Shodhana) rất hữu ích, vì nó giúp cân bằng Kênh năng lượng Mặt trăng (Ida Nadi) và Mặt trời (Pingala Nadi). Đây là hai Kênh chính của dòng chảy năng lượng Prana trong cơ thể. Kênh năng lượng Mặt trăng chi phối bán cầu não phải chịu trách nhiệm cho tư duy và sáng tạo. Kênh năng lượng Mặt trời chi phối bán cầu não trái chịu trách nhiệm cho các hoạt động của cơ thể. Ngoài ra, bài tập Thở Bụng hoặc Thở Cơ Hoành nhẹ nhàng sẽ rất hữu ích (Abdominal / Diaphragmatic Breathing). Bài tập Pranayama này sẽ giúp phục hồi năng lượng Vata bị phân tán và ổn định tâm trí. Đây là thời gian tuyệt vời trong ngày để thực hiện các bài thực hành Pranayama hít thở nhẹ nhàng. Sau đó thư giãn trong tư thế Xác Chết (Savasana), hoặc nằm thư giãn trong tư thế Gác Chân Lên Tường (Viparita Karani - Legs Up the Wall). Hãy thực hiện các tư thế này trong vài phút để giảm căng thẳng và phục hồi năng lượng Vata.
Có thể bạn quan tâm: Kênh năng lượng và Luân xa đối với sức khỏe con người.
Tác giả: Larissa Hall Carlson | Biên soạn & tổng hợp: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.
Bình luận (1)
"Bfj"
Thủy - 28/04/2022