Giỏ hàng
Tài khoản

Trạng thái giấc ngủ sâu và thiền định sâu

calendar 30/09/2024 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Trạng thái giấc ngủ sâu và thiền định sâu

Các nghiên cứu khoa học cho thấy trong cả hai trạng thái giấc ngủ sâu và thiền định sâu (Samadhi), bộ não của chúng ta đều gia tăng sóng Delta tần số thấp. Vì vậy, não bộ của chúng ta hoạt động tương tự như nhau trong cả giấc ngủ sâu và trạng thái thiền định sâu.

Một điểm tương đồng về sinh lý là, giữa giấc ngủ sâu và thiền định sâu liên quan đến những tác động lên nhịp tim và nhịp thở. Trong cả hai trạng thái này, nhịp tim và nhịp hít thở đều có xu hướng giảm.

Tham khảo thêm: Các dạng sóng não - Năng lực trí tuệ và thiền định

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM GIỐNG NHAU VÀ KHÁC BIỆT

1. Giống Nhau

  • Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng nghỉ ngơi là điều cần thiết cho sức khỏe thể chất, tinh thần và cảm xúc của chúng ta: Cả giấc ngủ sâu và trạng thái thiền định sâu đều có khả năng phục hồi và tái tạo cơ thể và tâm trí.
  • Cả hai trạng thái đều hỗ trợ sửa chữa tế bào và xử lý căng thẳng cần thiết để duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần khỏe mạnh hơn.

2. Những Lợi Ích

  • Những lợi ích của một giấc ngủ sâu bao gồm:
    • Tăng mức độ hạnh phúc,
    • Cải thiện thể lực và khối lượng cơ bắp.
    • Tăng cường trí nhớ và kỹ năng học tập.
    • Quan hệ tình dục viên mãn hơn.
  • Những lợi ích về thể chất và cảm xúc đã được khoa học chứng minh của việc thực hành thiền định thường xuyên cũng ấn tượng không kém, bao gồm:
    • Sức sống được tăng cường.
    • Cải thiện trí nhớ.
    • Gia tăng cảm xúc tích cực.
    • Thư giãn và giảm căng thẳng.
    • Cải thiện giấc ngủ sâu và thư giãn hơn
    • Nâng cao khả năng tự nhận thức.
    • Tăng cường sự minh mẫn và trí thông minh.
    • Cải thiện khả năng tập trung và chú ý.
    • Tăng cường khả năng sáng tạo hay "Tư duy đột phá - Think outside the box".
    • Làm sâu sắc thêm sự bình yêu của tâm trí và gia tăng lòng trắc ẩn.

3. Sự Khác Biệt

  • Trong trạng thái thiền định sâu, hơi thở trở nên cực kỳ tinh tế và rất nhẹ, thậm chí ngừng hẳn trong một khoảng thời gian. Trong giấc ngủ sâu, mặc dù hơi thở cũng chậm lại, nhưng nó không chậm nhiều như trong trạng thái thiền định sâu.
  • Khi chúng ta thiền định, cơ thể và tâm trí của chúng ta trở nên thư giãn sâu, nhưng nhận thức của chúng ta vẫn tỉnh táo và cảnh giác. Đó là sự khác biệt quan trọng nhất giữa thiền định và giấc ngủ.
  • Nếu bạn đã thử hành thiền, rất có thể bạn đã từng nhận thấy rằng bạn có xu hướng "ngủ thiếp đi" khi cơ thể bạn bắt đầu thư giãn. Chúng ta thường gục đầu xuống giống như ngủ giữa buổi thiền, vì cơ thể và tâm trí có sự liên kết giữa trạng thái thư giãn sâu với giấc ngủ.
  • Nhưng trong thiền định, chúng ta rèn luyện bản thân để luôn tỉnh táo và sáng suốt, ngay cả khi cơ thể và tâm trí được thư giãn sâu sắc. Đó là điểm cốt lõi của thực hành thiền định. Khi cơ thể và tâm trí thư giãn sâu, cho phép bản chất thực sự của chúng ta - bản chất tâm linh của chúng ta, hay sự tự nhận thức thuần túy được tỏa sáng rực rỡ.
  • Một lần nữa, sự khác biệt quan trọng giữa trạng thái thiền định sâu và giấc ngủ sâu là khi thiền định, chúng ta vẫn tỉnh táo. Trong khi ngủ, chúng ta rơi vào trạng thái vô ý thức. Nhưng sự tỉnh táo của thiền định có phẩm chất rất khác so với sự sắc bén của tâm trí trong trạng thái thức thông thường. Bởi vì, sự tỉnh táo khi thiền định đi kèm với sự thư giãn sâu của cơ thể và một tâm trí khoáng đạt, sáng sủa cùng sự tập trung diễn ra một cách tự nhiên không gắng sức (Khoáng đạt: Rộng rãi và thanh thoát, không gò bó, không hạn hẹp).
  • Điều có thể khiến bạn ngạc nhiên là trong trạng thái thiền định sâu, mức độ nghỉ ngơi mà cơ thể nhận được có thể nhiều hơn từ 2 đến 5 lần so với trạng thái ngủ sâu nhất. Đúng vậy! Một buổi thiền định sâu có thể giúp cơ thể và tâm trí thư giãn và có tác dụng trị liệu hơn cả một giấc ngủ sâu.

THIỀN ĐỊNH VÀ GIẤC NGỦ HỖ TRỢ LẪN NHAU

Liệu chúng ta có nên từ bỏ hoàn toàn giấc ngủ để chuyển sang thực hành thiền định hay không?

Hoàn toàn không! Một đêm ngủ với giấc ngủ sâu và một buổi thực hành thiền định sâu đều cần thiết như nhau. Mặc dù không thể thay thế cho nhau, nhưng cả hại lại hỗ trợ lẫn nhau.

Nghỉ ngơi đầy đủ sau một đêm ngủ ngon giấc sẽ làm giảm khả năng bạn bị ngủ quên trong khi thiền định. Ngược lại, một trong những lợi ích của việc thực hành thiền định thường xuyên là nó cải thiện giấc ngủ của bạn.

Vì vậy, chúng ta có thể coi thiền định và giấc ngủ giống như bàn tay phải và bàn tay trái, chúng không giống hệt nhau, nhưng lại hỗ trợ cho nhau một cách tuyệt vời.

Có thể bạn quan tâm: Có nên thực hành thiền định trong phòng ngủ của bạn không?

Tác giả: Christian Alexander | Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

Viết bình luận của bạn: