Giỏ hàng
Tài khoản

Có nên thực hành thiền định trong phòng ngủ của bạn không?

calendar 30/06/2022 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Có nên thực hành thiền định trong phòng ngủ của bạn không?

Trước hết, đối với những người đã lập gia đình không nên thực hành thiền định trong phòng ngủ. Vì đây là nơi bạn sinh hoạt vợ chồng. Những người độc thân có thể thiền định trong phòng ngủ của mình.

TRỞ NGẠI

Theo Ayurveda (Tri thức cuộc sống) phòng ngủ thường là nơi có nhiều tính chất Tamas (nặng nề, buồn tẻ), vì chúng ta cần năng lượng này để giúp cho giấc ngủ của mình vào ban đêm.

Ngược lại, nơi thực hành thiền định cần nhiều tính chất Sattva (tinh kiết, sảng khoái, hưng phấn). Đây sẽ là một trở ngại đối với những người mới thực hành thiền định. Bởi vì, tâm trí của họ chưa đủ năng lượng Ojas cần thiết để vượt qua sự buồn ngủ bởi Tamas và tập trung vào thực hành thiền định.

KHẮC PHỤC TRỞ NGẠI

Đối với những người độc thân, nếu trong nhà bạn không còn vị trí nào phù hợp hơn phòng ngủ, thì bạn vẫn có thể thực hành thiền định tại nơi này.

Điều đầu tiên, hãy thức dậy vào khoảng thời gian của Brahma Humurta, từ 3 giờ 30 phút sáng đến 5 giờ 30 phút sáng (thức dậy lúc 4 giờ là tốt nhất). Trong khoảng thời gian này, bầu không khí trong lành và tĩnh lặng cùng nhiều tính chất Sattva rất tốt cho thực hành thiền định. Hơn nữa, đây cũng là lúc tuyết tùng giải phóng hoóc môn nhiều nhất.

Điều thứ hai, buổi tối nên đi ngủ đúng giờ. Đây chính là cách thức bạn lập trình cho sự rung động của căn phòng và cơ thể mình, để điều hòa theo tính chất Tamas khi đi ngủ và Sattva khi thức dậy và thực hành thiền định.

Sau một thời gian thực hành thiền định và cầu nguyện, nên phòng ngủ của bạn sẽ tích trữ nhiều năng lượng rung động với tính chất Sattva (tinh kiết, sảng khoái, hưng phấn), nó rất thuận lợi cho thực hành thiền định. Đồng thời, điều này có thể khiến bạn khó chìm vào giấc ngủ. Tuy nhiên, "Tướng tự tâm sanh, tướng tùy tâm diệt" và cũng có thể áp dụng cho căn phòng ngủ của bạn - tính chất Tamas hay Sattva sẽ được tâm trí bạn kích hoạt. Vì vậy, hãy luôn thực hành thiền định và đi ngủ đúng giờ. Đây là cách thức bản thân mình vẫn đang thực hiện mỗi ngày trong chính căn phòng ngủ của mình.

GIẤC NGỦ RẤT QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI THIỀN ĐỊNH

Đây là điều đã được đề cập rất nhiều trong các bài viết về chủ đề thiền định. Hãy luôn quan tâm đến giấc ngủ của bạn. Trong trường hợp bạn khó đi vào giấc ngủ hãy thực hiện các phương pháp sau.

1. Kiểm Tra Hệ Thần Kinh Tự Chủ (Autonomic Nervous Systems - ANS)

Trước khi đi ngủ, nhưng bạn lại có cảm giác tỉnh tảo và khó ngủ. Sau đây là phương pháp để kiểm tra xem Hệ Thần Kinh Tự Chủ của bạn đang hoạt động như thế nào.

Trước hết, chúng ta sẽ kiểm tra để biết nhánh nào của Hệ Thần Kinh Tự Chủ đang chiếm ưu thế. Chúng ta sẽ thực hiện điều này bằng cách đóng một lỗ mũi lại và chỉ hít vào và thở ra qua lỗ mũi còn lại. Sau đó thực hiện tương tự đối với lỗ mũi kia.

Lỗ mũi bên trái tương ứng với Hệ Thần Kinh Phó Giao Cảm (Parasympathetic Nervous System - PSNS). Lỗ mũi bên phải tương ứng với Hệ Thần Kinh Giao Cảm (Sympathetic Nervous System - SNS).

Nếu lỗ mũi bên trái của bạn bị tắc nhiều hơn, thì Hệ Thần Kinh Giao Cảm của bạn đang chiếm ưu thế - cơ thể bạn đang trong trạng thái tỉnh táo và hoạt động, nên bạn rất khó đi vào giấc ngủ.

Nếu lỗ mũi bên phải của bạn bị tắc nhiều hơn, thì Hệ Thần Kinh Phó Giao Cảm của bạn đang chiếm ưu thế - cơ thể bạn đang trong trạng thái nghỉ ngơi và tiêu hóa, rất tốt cho giấc ngủ của bạn.

Lưu Ý: Sẽ có lúc cả 2 lỗ mũi đều hít thở bình thường, tức là không có hệ thần kinh nào chiếm ưu thế.

2. Cách Thức Khắc Phục Để Hỗ Trợ Cho Giấc Ngủ

a) Phương pháp hít thở Bụng hoặc Cơ hoành:

Hít thở bằng bụng sẽ kích thích dây thần kinh phế vị, dây thần kinh này chạy từ đầu xuống đến cổ, qua ngực và tới ruột kết. Hít thở theo cách này sẽ kích hoạt phản ứng thư giãn của bạn, giảm nhịp tim, huyết áp và giảm mức độ căng thẳng.

Cách Thực Hiện:

Nằm trong tư thế Xác Chết (Savasana), hít vào đếm đến 4 hoặc 5, thở ra đếm đến 8 hoặc 10 (tùy theo khả năng của bạn). Thời gian thở ra luôn gấp đôi thời gian hít vào để kích hoạt Hệ Thần Kinh Phó Giao Cảm, và không nhất thiết phải hít căng đầy bụng. Bởi vì, điều quan trọng là hít thở để tác động đến dây thần kinh phế vị giúp thư giãn hệ thần kinh. Thời gian thực hiện bài tập này bao lâu tùy ý, vì sau 1 lúc bạn sẽ tự động chìm vào giấc ngủ.

b) Hơi thở Mặt trăng:

Ngồi thẳng lưng trong tư thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất. Như Hoa sen (Padmasana - Lotus Pose), Nửa Hoa sen (Ardha Padmasana - Half Lotus), Tư thế Ngồi Dễ Dàng (Sukhasana - Easy Pose).

Tay trái thực hiện Ấn Gyan Mudra đặt trên đùi. Tay Phái thực hiện Ấn Vishnu Mudra. Luôn dùng ngón tay cái để đóng-mở lỗ mũi phải và ngón tay đeo nhẫn đóng-mở lỗ mũi trái.

 Ấn Gyan Mudra & Ấn Vishnu Mudra

Cách Đơn Giản, Tỷ lệ 1-2. Luôn hít vào lỗ mũi trái và thở ra lỗ mũi phải. Bắt đầu hít vào bằng lỗ mũi trái và đếm tới 4, lúc này ngón tay cái bít lỗ mũi phải. Tiếp theo, ngón tay đeo nhẫn bít lỗ mũi trái và ngón tay cái mở lỗ mũi phải ra. Thở ra từ từ đếm tới 8. Vậy là hết một vòng. Bạn có thể thực hiện kỹ thuật này trong thời gian từ 3-5 phút.

Những Lợi Ích:

  • Làm mát cơ thể, chữa trị chứng bốc hỏa ở phụ nữ.
  • Làm giảm căng thẳng, lắng dịu tâm trí, chữa trị chứng mất ngủ.
  • Hiệu tốt quả đối với người bị cao huyết áp.
  • Giảm tiết dịch mật.

Chống Chỉ Định:

  • Người bị chứng huyết áp thấp.
  • Người đang bị ho và cảm lạnh.

THIỀN ĐỊNH VÀO BUỔI TỐI

Thực hành thiền định vào buổi tối sẽ làm gia tăng tính chất Sattva, nó sẽ khiến bạn rất khó ngủ. Đặc biệt, phương pháp thiền tập trung tâm trí hoặc thực hành chánh niệm. Tuy nhiên, chỉ có những thiền giả cao cấp, họ có thể thiền định bất cứ lúc nào. Ngoài ra, một số phương pháp thiền tĩnh lặng (ngồi yên lặng và thả lỏng cơ thể, tâm trí) - phương pháp này không ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.

Nguồn: "Meditate or Die" bởi Clarke Scott và từ kinh nghiệm bản thân | Dịch & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

 Tags: Thiền
Viết bình luận của bạn: