Giỏ hàng
Tài khoản

Liệu pháp yoga cho bệnh nhân rối loạn tiền đình

calendar 24/05/2020 user Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt

Liệu pháp yoga cho bệnh rối loạn tiền đình

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH LÀ GÌ?

Hệ tiền đình bao gồm các bộ phận của tai trong và não, chúng xử lý thông tin cảm giác liên quan đến việc kiểm soát sự thăng bằng của cơ thể và chuyển động của mắt. Khi chúng ta bị bệnh hoặc bị chấn thương khiến cho các bộ phận xử lý thông tin này bị tổn thương, điều này có thể dẫn đến chứng rối loạn tiền đình. Chứng rối loạn tiền đình cũng có thể do môi trường sống hoặc làm việc của chúng ta trở nên tồi tệ hơn, hay do các điều kiện di truyền, hoặc bị mắc chứng rối loạn tiền đình mà không rõ nguyên nhân.

Các chứng bệnh rối loạn tiền đình phổ biến nhất được chẩn đoán bao gồm:

  • Chứng chóng mặt tư thế lành tính (Benign paroxysmal positional vertigo - BPPV).
  • Viêm mê đạo tai và viêm dây thần kinh tiền đình (Labyrinthitis and vestibular neuritis).
  • Bệnh rối loạn tai trong (Ménière’s disease - MD / Meniere - đặt theo tên bác sĩ người Pháp - Prosper Ménière).
  • Tràn nội dịch thứ cấp (Secondary endolymphatic hydrops - SEH).
  • Dò dịch tai trong (Perilymph fistula - PLF).

Ngoài ra, bệnh rối loạn tiền đình còn bao gồm: Chứng hở ống bán khuyên trên, U thần kinh thính giác, Nhiễm độc tai, Hội chứng cống tiền đình giãn rộng và chứng Ảo giác chuyển động. Các vấn đề liên quan đến chứng rối loạn tiền đình bao gồm: Chứng đau nửa đầu tiền đình (chóng mặt và đau đầu khi thay đổi vị trí) và các biến chứng do rối loạn tự miễn dịch và dị ứng.

THĂNG BẰNG LÀ GÌ?

Cảm giác thăng bằng của chúng ta là sự tương tác phức tạp giữa tai trong với thị giác và vỏ não cảm giác - xúc giác (tín hiệu vật lý để cho não biết vị trí của cơ thể trong không gian). Những người bị rối loạn tiền đình có thể bị hoa mắt, chóng mặt, mất phương hướng và sự phối hợp của cơ thể kém. Họ thường xuyên bị mệt mỏi, bởi vì các tư thế sai lệch do chính cơ thể họ trở nên cứng nhắc hoặc họ ráng sức quá mức để đứng thẳng người.

Yoga có thể giúp bệnh nhân rối loạn tiền đình phục hồi lại sự thăng bằng, sự tập trung, sự vận động và sự phối hợp của cơ thể. Nó cũng có thể làm giảm chứng chóng mặt, hoa mắt.

NHỮNG TƯ THẾ YOGA NÀO TỐT CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH?

Có nhiều loại tư thế yoga, như: Các tư thế để thiền định, các tư thế nền tảng và các tư thế để trị liệu.

Thực hành thiền định giúp làm dịu tâm trí và giảm lo lắng. Đối với nhiều bệnh nhân, sự căng thẳng là tác nhân gây ra chứng rối loạn tiền đình, việc làm giảm căng thẳng cũng có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng như hoa mắt và chóng mặt. Kỹ thuật kiểm soát hơi thở, hay pranayama, là một phương pháp có thể giúp bạn kiểm soát mức năng lượng, làm giảm căng thẳng, tăng sức chịu đựng và làm giảm lo lắng.

Các tư thế 'Nền tảng', được đặt tên như vậy bởi vì chúng đóng một vai trò chính trong việc tạo nên nền tảng thể chất toàn diện cho cơ thể và sức khỏe tổng quát. Các tư thế nền tảng được chia thành hai loại, các tư thế thể chất và các tư thế thư giãn. Các tư thế thể chất hỗ trợ rất nhiều trong việc làm cho cơ thể khỏe mạnh, đồng thời các tư thế thư giãn tác động ở cấp độ tâm trí (phạm trù của ý thức mà không thể diễn đạt bằng lời nói), chúng loại bỏ sự căng thẳng về thể xác và tinh thần.

Một số tư thế yoga trị liệu có thể hữu ích đối với các chứng bệnh khác nhau, như sự mất thăng bằng, chứng chóng mặt, bệnh tiểu đường, bệnh viêm khớp hoặc đau lưng. Yoga có thể được xem như "Liệu pháp trị liệu" bởi các tư thế được điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu riêng biệt của người tập. Một số lớp học yoga được thiết kế dành cho các nhóm người đặc biệt với nhu cầu riêng biệt, chẳng hạn những người có vấn đề về sự thăng bằng.

ÁP DỤNG LIỆU PHÁP YOGA CHO CHỨNG RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

Hệ thống thăng bằng của con người vô cùng phức tạp, với nhiều cơ quan hoạt động nhịp nhàng để duy trì sự thăng bằng và tránh bị chóng mặt. Hệ tiền đình - là hệ thống thăng bằng nằm ở tai trong, nó phải phối hợp với não bộ và phần còn lại của cơ thể. Ba cấu thành của hệ tiền đình giúp thăng bằng cơ thể gồm: Phản Xạ Tiền Đình Mắt (Vestibular Ocular Reflex - VOR), Phản Xạ Tiền Đình Cột Sống (Vestibular Spinal Reflex - VSR) và biện pháp thăng bằng của cơ thể được xử lý bởi tâm trí.

Phản Xạ Tiền Đình Mắt là phản xạ duy trì sự tập trung thị giác khi đầu của chúng ta di chuyển theo hướng khác hoặc di chuyển với tốc độ khác so với cơ thể mình. Khi thực hành các tư thế yoga, bằng cách tập trung vào một tiêu điểm trong lúc di chuyển đầu và cơ thể theo một hướng khác nhau sẽ giúp thúc đẩy Phản Xạ Tiền Đình Mắt.

Phản Xạ Tiền Đình Cột Sống giúp duy trì sự liên kết của cơ thể, cũng như vị trí đầu trong sự liên kết với cơ thể. Nó cũng ổn định đầu trong quá trình chuyển động của cơ thể. Thực hành các "Tư Thế Thăng Bằng" của yoga sẽ giúp thúc đẩy Phản Xạ Tiền Đình Cột Sống, đặc biệt là khi bạn thực hành các tư thế với đôi mắt nhắm lại. Một số người bị thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoái hóa cột sống rất dễ bị mắc chứng rối loạn tiền đình.

CÓ 3 KỸ THUẬT ĐỂ DUY TRÌ SỰ THĂNG BẰNG

  1. Kỹ thuật thăng bằng mắt cá chân - Kích hoạt khớp xương ở mắt cá chân để duy trì trọng tâm của cơ thể bạn.
  2. Kỹ thuật thăng bằng hông - Khớp hông được kích hoạt để di chuyển về phía trước và phía sau khi trọng tâm của cơ thể bạn di chuyển.
  3. Kỹ thuật thăng bằng di chuyển bước chân - Kích hoạt di chuyển bước chân khi trọng tâm của cơ thể bạn bị lệch so với chính nó (bị nghiêng ra trước, ra sau và sang 2 bên).

NHỮNG LỜI KHUYÊN CHO BỆNH NHÂN RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

  • Thực hành dựa vào bức tường: Bệnh nhân có vấn đề về thăng bằng nên làm việc gần tường để tránh bị ngã, hoặc dùng một chiếc ghế để hỗ trợ thăng bằng cho cơ thể, lưng ghế có thể được nắm-giữ như thanh nắm ba lê dành cho các diễn viên ba lê tập múa.
  • Hít thở: Tập trung vào hơi hít thở chậm. Thư giãn một cách có ý thức các cơ bắp ở vùng cổ, hàm, vùng ngực và cơ hoành. Điều này sẽ giúp làm giảm lo lắng.
  • Bàn chân: Có thể tăng cường sự thăng bằng cơ thể bạn bằng cách tác động tới hai bàn chân. Ví dụ: Sử dụng công cụ tách rời các ngón chân, đi chân trần càng thường xuyên càng tốt để giữ cho các bắp chân khỏe mạnh và mềm dẻo, xoa bóp chân để duy trì thần kinh cảm giác ở chân.

Dụng cụ tách ngón chân

  • Hãy trở nên dịu dàng với chính bản thân mình: Hãy yêu thương cơ thể bạn. Việc chữa bệnh luôn luôn tiến triển chậm hơn so với mong muốn của bạn, và việc thúc ép bản thân quá mức luôn là điều trái ngược với quan niệm của yoga. Bởi vì, chúng ta thực sự không phải là những con người hoàn hảo.
  • Hãy bắt đầu từ hiện trạng của bạn. Hãy tập trụng. Hãy cố gắng hết sức. Hãy chấp nhận những hạn chế của bản thân bạn. Bởi vì, đây là thực hành yoga!

CÁC TƯ THẾ YOGA HỖ TRỢ THĂNG BẰNG

Tư thế Gập Người Bàn Tay Dưới Bàn Chân (Padahastasana - Hand Under Foot Pose)

  • Tư thế Gập Người Bàn Tay Dưới Bàn Chân (Padahastasana - Hand Under Foot Pose)

Tư thế Uốn Cong Nửa Eo (Ardha Katichakrasana - Half Waist Wheel Pose)

  • Tư thế Uốn Cong Nửa Eo (Ardha Katichakrasana - Half Waist Wheel Pose)

Tư thế Uốn Cong Về Phía Sau (Ardha Chakrasana - Standing Backward Bend)

  • Tư thế Uốn Cong Về Phía Sau (Ardha Chakrasana - Standing Backward Bend)

Tư thế Tam Giác (Trikonasana - Triangle Pose)

  • Tư thế Tam Giác (Trikonasana - Triangle Pose)

Tư thế Tam Giác Vặn (Parivrtta Trikonasana - Revolved Triangle Pose)

  • Tư thế Tam Giác Vặn (Parivrtta Trikonasana - Revolved Triangle Pose)

Tư thế Góc Nghiêng Mở Rộng Cánh Tay (Utthita Parsvakonasana - Extended Side Angle Pose)

  • Tư thế Góc Nghiêng Mở Rộng Cánh Tay (Utthita Parsvakonasana - Extended Side Angle Pose)

Tư thế Chiến Binh 3 (Virabhadrasana 3 - Warrior 3 Pose)

  • Tư thế Chiến Binh 3 (Virabhadrasana 3 - Warrior 3 Pose)

Tư thế Cái Cây (Vrikshasana - Tree Pose)

  • Tư thế Cái Cây (Vrikshasana - Tree Pose)

CÁC KỸ THUẬT THỞ ĐỂ GIẢM LO LẮNG VÀ CĂNG THẲNG

  • Thở Mũi Luân Phiên (Nadi Shodhana Prnayama - Alternate Nostril Breathing) - thực hiện 5 vòng.
  • Hít thở Nhiều Giai Đoạn: Thở Bụng, Thở Liên Sườn, Thở Xương Đòn (Thở Ngực) - mỗi loại hít thở thực hiện 5 vòng.
  • Hơi Thở Yoga Đầy Đủ (Full Yogic Breath): Hoàn toàn hít thở bằng phổi - thực hiện 5 vòng. Đây là một kỹ thuật thở - pranayama giúp cân bằng tâm trí một cách sâu lắng, nó có lợi cho 3 năng lượng Vata, Pitta và Kapha. Đôi khi nó còn được gọi là hơi thở ba phần vì nó tác động tới ba phần khác nhau của thân trên và thúc đẩy cả ba thùy của lá phổi một cách tự nhiên.
  • Hơi Thở Con Ong (Bhramari Pranayama - Bee Breath) - thực hiện 5 vòng.

Ngoài các tư thế yoga hỗ trợ sự thăng bằng, các tư thế sau đây có lợi cho việc tăng cường sức khỏe và thư giãn. Trong số đó, có một số là các tư thế yoga nâng cao, và bạn nên thực hành chúng dưới sự hướng dẫn của một hướng dẫn viên yoga có kinh nghiệm. Hãy tham khảo ý kiến của các ​​chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn trước khi bắt đầu một tư thế mới.

NHỮNG TƯ THẾ TIẾP ĐẤT

Tư Thế Trái Núi (Tadasana - Mountain Pose)

  • Tư Thế Trái Núi (Tadasana - Mountain Pose)

Tư Thế Xác Chết (Savasana - Corpse Pose)

  • Tư Thế Xác Chết (Savasana - Corpse Pose)

Tư Thế Ngồi Tốt Lành (Svastikasana - Auspicious Pose)

  • Tư Thế Ngồi Tốt Lành (Svastikasana - Auspicious Pose)

Tư Thế Thiền Quỳ (Vajrasana - Kneeling meditation pose)

  • Tư Thế Thiền Quỳ (Vajrasana - Kneeling meditation pose) - có thể dùng hoặc không dùng gạch yoga để hỗ trợ lót mông.

CÁC TƯ THẾ MỞ NGỰC

Các tư thế này giúp bệnh nhân rối loạn tiền đình nâng cao tinh thần và điều chỉnh lại vóc dáng, bao gồm:

Tư Thế Cây Cầu (Setu Bandha Sarvangasana - Bridge Pose)

  • Tư Thế Cây Cầu (Setu Bandha Sarvangasana - Bridge Pose)

Tư Thế Lạc Đà (Ushtrasana - Camel Pose)

  • Tư Thế Lạc Đà (Ushtrasana - Camel Pose)

Tư Thế Châu Chấu (Salabhasana - Locust Pose)

  • Tư Thế Châu Chấu (Salabhasana - Locust Pose)

CÁC TƯ THẾ GIÚP CHO MẮT VÀ HỆ THẦN KINH NGHỈ NGƠI

Tư Thế Góc Cố Định Nằm Ngửa (Reclining Bound Angle Pose - Supta Baddha Konasana)

  • Tư Thế Góc Cố Định Nằm Ngửa (Reclining Bound Angle Pose - Supta Baddha Konasana)

Tư Thế Cây Cầu - Hỗ Trợ - dùng gạch yoga lót ở dưới xương mông (Setu Bandha Sarvangasana - Supported Bridge)

  • Tư Thế Cây Cầu - Hỗ Trợ - dùng gạch yoga lót ở dưới xương mông (Setu Bandha Sarvangasana - Supported Bridge)

Tư Thế Em Bé (Balasana - Child's Pose)

  • Tư Thế Em Bé (Balasana - Child's Pose)

CÁC TƯ THẾ ĐỂ CĂNG GIÃN

Tư Thế Mặt Bò (Gomukhasana - Cow Face Pose)

  • Tư Thế Mặt Bò (Gomukhasana - Cow Face Pose)

Tư Thế Nhân Viên (Dandasana - Staff Pose)

  • Tư Thế Nhân Viên (Dandasana - Staff Pose)

Tư Thế Ngồi Xoạc Chân Gập Lưng (Upavistha Konasana - Wide Angle Seated Forward Bend Pose)

  • Tư Thế Ngồi Xoạc Chân Gập Lưng (Upavistha Konasana - Wide Angle Seated Forward Bend Pose)

Tư Thế Nằm Nắm Ngón Chân Cái (Supta Padangusthasana - Lying Down Big Toe Pose)

  • Tư Thế Nằm Nắm Ngón Chân Cái (Supta Padangusthasana - Lying Down Big Toe Pose)

Chuỗi Chào Mặt Trời (Surya Namaskar - Sun Salutation)

Tư Thế Bồ Câu Một Nửa

Bồ Câu Một Chân

Bồ Câu Hai Chân

  • Tư Thế Bồ Câu Một Nửa, Bồ Câu Một Chân hoặc Bồ Câu Hai Chân (Half Pigeon Pose, One Legged Pigeon Pose, Kapotasana - King Pigeon Pose)

Tư Thế Anh Hùng Nằm Ngửa (Supta Vajrasana - Reclined Thunderbolt Pose)

  • Tư Thế Anh Hùng Nằm Ngửa (Supta Vajrasana - Reclined Thunderbolt Pose)

Có thể bạn quan tâm: Sự khác nhau giữa một giáo viên yoga và một nhà trị liệu yoga.

Nguồn: Doctor Library | Dịch và biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.

Viết bình luận của bạn: