-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Trong thực hành Yoga - Cơ thể siêu dẻo liệu có tốt không?
16/12/2020 Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt
Yoga được biết đến như một thực hành để cải thiện tính linh hoạt và sức mạnh cho cơ thể người tập. Đồng thời, Yoga cũng giúp làm giảm căng thẳng để tâm trí chúng ta thư giãn.
Nhưng thực tế, những gì chúng ta chứng kiến trên các trang mạng xã hội và phương tiện truyền thông - Nhiều người với cơ thể mềm dẻo, và họ đã lạm dụng nó để trình diễn những tư thế "Siêu Dẻo" đẹp mắt.
Hãy nhớ rằng! Mục đích cuối cùng của chúng ta là ngồi yên lặng trong Asana Sadhana (Tư thế Thiền Định), mà không có cảm giác khó chịu và mất tập trung tâm trí.
Thực tế đã chứng minh rằng - Trong các lớp học Yoga, những người có nguy cơ bị chấn thương cao nhất, chính là những học viên quá mềm dẻo. Chúng ta hãy tự đặt câu hỏi về giá trị thực sự của tính linh hoạt (mềm dẻo) quá mức của các khớp xương. Bởi vì, vấn đề chính là nó có thể dẫn đến chứng viêm khớp và đau khớp. Trong một số trường hợp, nhiều người phải phẫu thuật thay khớp háng hoặc đầu gối.
- Tham khảo thêm: 6 Chấn thương yoga phổ biến và cách phòng tránh.
MỘT SỐ YẾU TỐ CƠ BẢN CẦN PHẢI BIẾT VỀ GIẢI PHẪU
1) Khi tập luyện Yoga, bạn không nên tập trung vào việc kéo căng dây chằng - Nếu bạn kéo căng quá mức nó cũng không thay đổi.
2) Cơ bắp linh hoạt hơn so với các khớp xương.
3) Để đánh giá đúng vấn đề an toàn trong thực hành Yoga, cần phải phân biệt đúng.
Tính linh hoạt của các khớp xương là một vấn đề khác biệt so với tính linh hoạt của cơ bắp. Khớp xương là nơi xương này kết nối với xương kia. Các khớp xương được giữ với nhau bằng dây chằng. Chúng được giữ cho ổn định thêm bởi các cơ và gân.
Theo Tiến sĩ James Garrick, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và Giám đốc Trung tâm Y học Thể thao tại Bệnh viện Saint Francis ở San Francisco, ông đã viết trong cuốn sách của mình, "Trong mức giới hạn quy định":
"Các dây chằng có độ đàn hồi nhất định. Chúng có thể kéo dài ra một ít, nhưng nếu chúng kéo dài hơn 10% chiều dài của chúng, thì chúng giống như 'Màng bọc thực phẩm' - Nếu bạn kéo nó quá xa, nó vẫn như vậy. Nó sẽ không co lại được nữa".
4) Tại sao dây chằng bị kéo giãn quá mức lại là một vấn đề?
Công việc của dây chằng là giúp giữ cho khớp xương thẳng hàng, nhưng vẫn cho phép nó chuyển động bình thường. Nếu dây chằng bị kéo căng quá mức, thì nó không thể ổn định khớp xương tốt như trước. Khớp xương sẽ trở nên dễ bị tổn thương hơn, trừ khi sức mạnh cơ bắp được phát triển đầy đủ để bù đắp cho sự lỏng lẻo tăng thêm của khớp. Nếu các dây chằng bị kéo căng đúng giới hạn của chúng - Nhưng do tác động đột ngột của việc điều chỉnh tư thế quá mạnh, hoặc theo thời gian (do kéo căng quá mức từng chút một) - Các khớp xương sẽ bị tổn thương. Khi đó, chúng ta sẽ bị viêm và đau khớp, vì viêm là cơ chế của cơ thể để ổn định lại các khớp bị tổn thương.
5) Bạn có thể phục hồi lại dây chằng bị kéo giãn quá mức không?
Cơ thể có thể tự phục hồi lại dây chằng ở một mức độ nhất định. Nhưng do lượng máu cung cấp cho dây chằng thấp, cũng như tính chất của các mô liên kết tạo thành dây chằng. Do đó, việc phục hồi diễn ra chậm và chúng thường không thể trở lại trạng thái ban đầu. Để giúp ổn định lại cho khớp xương, thì các cơ bắp hỗ trợ cần được gia tăng thêm sức mạnh nhiều hơn mức bình thường, nhằm bù đắp cho (các) dây chằng bị kéo căng quá mức.
6) Làm cách nào để giữ an toàn trong thực hành Yoga?
Tiến sĩ Garrick đã viết trong một cuốn sách khác của ông, "Hãy trở thành huấn luyện viên của chính bạn":
"Bạn sẽ không bao giờ cảm thấy khớp xương bị kéo căng. Bởi vì, hầu như không thể kéo giãn các khớp. Kéo giãn các khớp xương, có nghĩa là dây chằng bị kéo căng và dây chằng đặc biệt không có tính đàn hồi. Chúng có xu hướng bị rách hơn là kéo căng. Một dấu hiệu cho thấy khớp xương đang bị căng là, có bất kỳ cảm giác (đau nhức) nào bên trong khớp (do vượt quá khả năng kéo giãn của dây chằng)".
7) Tìm hiểu về phạm vi chuyển động.
Vậy, chúng ta hãy đặt câu hỏi, nếu một khớp có phạm vi chuyển động ít hơn khả năng tối ưu của nó, chúng ta nên làm gì để tăng phạm vi chuyển động? Trường hợp này thường được gọi là kéo căng hoặc mở khớp.
Tiến sĩ Garrick nói:
- Nếu phạm vi chuyển động bị hạn chế do cơ bắp và gân yếu, hoặc cơ bắp và gân bị cứng - Thì câu trả lời là “Có”. Chúng ta có thể tăng phạm vi chuyển động.
- Nếu phạm vi phạm vi chuyển động bị giới hạn do cấu trúc của cơ thể (xương và dây chằng) - Thì câu trả lời là “Không”. Bởi vì, giống như dây chằng, gân rất khỏe nhưng đặc biệt không đàn hồi. Gân sẽ kéo căng ra, nhưng đến lúc nó sẽ bị tổn thương.
8) Tầm quan trọng của việc xây dựng sức mạnh cho cơ bắp.
Cơ bắp khỏe mạnh sẽ đem lại sự cân bằng giữa tính linh hoạt và sức mạnh của khớp xương. Cơ bắp quá mềm dẻo mà không có sức mạnh sẽ không thể hỗ trợ các khớp xương, khi chúng bị kéo căng hoặc chịu áp lực, do đó dễ dẫn đến chấn thương khớp.
9) Không cố gắng quá mức để đạt được sự linh hoạt (mềm dẻo).
Tiến sĩ Garrick cảnh báo rằng, cơ thể bạn không nên quá mềm dẻo (linh hoạt). Khi bạn cố gắng ngày càng mềm dẻo hơn mà không có lý do chính đáng, điều này có thể thực sự là một thảm họa. Tiến sĩ Garrick khẳng định rằng, việc kéo giãn vì lợi ích cá nhân của người tập, nó có thể gây ra nhiều tác hại mà họ không hề biết trước.
- Tham khảo thêm: Chia sẻ những cách tập yoga an toàn và hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN:
Vì vậy, với tư cách là những Yogi và Yogini có cơ thể quá mềm dẻo. Bạn hãy tự hỏi bản thân mình là: "Tại sao chúng ta muốn trở thành người có cơ thể mềm dẻo hơn?" - Lý do chính đáng của chúng ta là, tăng cường sự linh hoạt cơ thể để được khỏe mạnh và thoải mái khi ngồi thiền. Một cơ thể khỏe mạnh sẽ dễ dàng hơn trong thực hành thiền định, so với một cơ thể yếu đuối. Vì vậy, một cơ thể quá mềm dẻo là điều thực sự không cần thiết!
Với tư cách là những giáo viên Yoga, chúng tôi coi vai trò của mình rất quan trọng. Khi giảng dạy trực tiếp cho học viên của mình. Chúng tôi sẽ hướng dẫn tư thế Yoga cho từng người tùy theo cơ thể riêng biệt của họ. Đối với một số người, chúng tôi sẽ tập trung vào việc phát triển sức mạnh cơ bắp của họ - Những người khác, chúng tôi sẽ phát triển tính linh hoạt cơ thể họ.
- Có thể bạn quan tâm: Tại sao bạn có thể tập Yoga ngay cả khi bạn không mềm dẻo.
Tác giả: Jude Hynes - Biên soạn & tổng hợp: Thang Mlod | Ảnh minh họa từ Internet.