-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Chúng ta nên thực hành Pranayama nào hàng ngày?
25/07/2022 Đăng bởi: Đồ tập Yoga Tốt
MỤC ĐÍCH CỦA PRANAYAMA LÀ GÌ?
Mục đích thực sự của thực hành Pranayama là làm cho tâm trí đạt đến trạng thái thích hợp nhất để chuẩn bị cho thiền định. Bằng cách loại bỏ tính chất Rajas và Tamas và chỉ còn lại Sattva.
Ngoài ra, một mục đích nữa của Pranayama là đạt được "Kevala Kumbhaka" - hơi thở tự động dừng lại mà không cần hít vào hoặc thở ra. Kevala Kumbhaka là một kỹ thuật giữ hơi thở nâng cao, trong trạng thái thiền định thâm sâu nó cũng diễn ra một cách tự động.
Do đó, thực hành hàng ngày đầu tiên của Pranayama cần thực hiện là Nadi Shodhana (Thở Mũi Luân Phiên).
Tại sao lại là Nadi Shodhana - Thở Mũi Luân Phiên?
Bởi vì, làm sạch các kênh năng lượng (Nadis) là bước đầu tiên rất quan trọng. Nó cần phải được thực hiện trong một vài năm để đạt được Nadi Suddhi (Kênh năng lượng được thanh lọc). Sau đó, bạn bắt đầu nghe thấy những "Âm thanh Linh giới" (Astral Sounds) được gọi là "Anahata Nada", biểu thị rằng sự thanh lọc các kênh năng lương (Nadis) đã đạt được. Lúc này, bạn có thể nghe thấy những âm thanh như tiếng gió thổi rì rào, tiếng sáo hoặc tiếng ong vo ve, .v.v.
- Điều Quan Trọng Đầu Tiên Là, nếu các kênh năng lượng không được thanh lọc, thực hành Pranayama sẽ không mang lại lợi ích gì hết. Ngoài ra, Nadi Shodhana - Thở Mũi Luân Phiên là xương sống của Pranayama. Các thực hành Pranayama khác chỉ là phụ trợ.
Trước khi thực hành Nadi Shodhana - Thở Mũi Luân Phiên chúng ta nên làm sạch hai lỗ mũi bằng Kapalabhati Kriya (Hơi Thở Lửa). Đây là thực hành Kriya không phải Pranayama. Thực hành Pranayama là khi bạn nhắm mắt lại và chú ý vào hơi thở. Vì vậy, Kapalabhati Kriya sẽ được gọi là "Kapalabhati Pranayama" nếu bạn nhắm mắt và tập trung vào hơi thở khi thực hiên nó. - Điều Quan Trọng Thứ Hai Là, tất cả thực hành Pranayama thường tạo ra nhiệt và nếu không được làm mát sẽ gây bất lợi cho cơ thể. Do đó, thực hành Sitali hoặc Sitkari (Hơi Thở Làm Mát - Cooling Breath) cần được thực hiện ngay sau đó.
- Điều Quan Trọng Thứ Ba Là, sau khi đạt được Nadi Suddhi (Kênh năng lượng được thanh lọc) bằng Nadi Shodhana - Thở Mũi Luân Phiên, chúng ta có thể thực hành Bhastrika (Hơi Thở Ống Bễ) - vì đây là một thực hành Pranayama rất hữu ích. Nó giúp khai thông các điểm tắc nghẽn ở Muladhara Chakra (Luân xa Gốc), Anahata Chakra (Luân xa Tim) và Ajna Chakra (Luân xa Con mắt Thứ ba). Đây là Thực hành Pranayama duy nhất có thể làm được điều này. Ngoài ra, nó cũng giúp cân bằng ba Dosha (Năng lượng) trong cơ thể và đánh thức Kundalini.
- Điều Cuối Cùng, thực hành Brahmacharya và duy trì chế độ dinh dưỡng Sattva. Từ Brahmacharya trong tiếng Phạn có nghĩa là "Thanh khiết". Trong Yoga, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Kỳ Na giáo, nó thường đề cập đến một lối sống được đặc trưng bởi sự kiềm chế tình dục và giữ giới luật về đạo đức. Nếu không, thực hành Pranayama sẽ rất nguy hiểm và có thể tạo ra những tác dụng phụ có hại. Trừ khi bạn thực hiện Pranayama bằng cách hít vào, giữ hơi thở và thở ra với tỷ lệ thấp sẽ không gặp nguy hiểm.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA NADI SHODHANA
- Tiếp thêm ôxy và prana cho cơ thể.
- Làm sạch và thải độc tố.
- Giảm căng thẳng và lo lắng.
- Làm dịu và phục hồi hệ thần kinh.
- Giúp cân bằng nội tiết tố.
- Hỗ trợ và cân bằng hai kênh năng lượng Mặt trăng, Mặt trời.
- Giúp giảm bớt các tác nhân gây kích ứng đường hô hấp.
- Tăng cường cho hệ miễn dịch.
- Thúc đẩy tinh thần minh mẫn và tỉnh táo.
- Tăng cường khả năng tập trung.
- Mang lại sự cân bằng cho bán cầu não trái và phải.
Có thể bạn quan tâm: Những tác dụng phụ trong thực hành Pranayama và 18 giải pháp
Tác giả: Prabhu K.S.B. | Dịch & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.