Nhận biết những dấu hiệu mất cân bằng năng lượng
Đồ tập Yoga Tốt
Thứ Hai,
07/04/2025
5 phút đọc
Nội dung bài viết
Việc quan sát tác động của các Asana (tư thế) và Pranayama (kỹ thuật thở) cụ thể lên năng lượng vi tế của mỗi người là điều cần thiết trong thực hành Yoga.
Vì vậy, là một Yogi theo đúng nghĩa, bạn phải có kiến thức về Ayurvda (Tri thức Cuộc sống), Năng lượng vi tế và các Luân xa. Ngoài ra, bạn phải được rèn luyện một thời gian đủ lâu thông qua thực hành Pranayama và thiền định. Hai thực hành nâng cao này sẽ giúp bạn trau dồi sự nhận thức tinh tế để xác định chính xác trạng thái mất cân bằng năng lượng. Thực hành tự quan sát bản thân và người khác một cách nhất quán, kết hợp với sự hiểu biết sâu sắc về Yoga và Ayurveda là điều cần thiết để phát triển kỹ năng quan sát và cảm nhận năng lượng vi tế. Ngoài ra, sự hiểu biết về Prakruti (thể chất bẩm sinh) của mỗi cá nhân (người thực hành) cũng rất hữu ích.
Một Yogi có kinh nghiệm có thể xác định những dấu hiệu mất cân bằng năng lượng trong quá trình thực hành Yoga, bằng cách quan sát cả những dấu hiệu trên cơ thể và những dấu hiệu về năng lượng vi tế.
NHỮNG DẤU HIỆU MẤT CÂN BẰNG
1. Những Dấu Hiệu Trên Cơ Thể
- Thở không đều bao gồm: Thở nông, nhanh hoặc khó nhọc có thể là dấu hiệu mất cân bằng Năng lượng Vata (Vata Dosha: khô, gió).
- Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc đỏ da mặt hoăc cơ thể đỏ: Có thể là dấu hiệu mất cân bằng Năng lượng Pitta (Pitta Dosha: nóng).
- Cơ thể chậm chạp hoặc nặng nề: Có thể là dấu hiệu mất cân bằng Năng lượng Kapha (Kapha Dosha: nặng, dày đặc).
- Khó khăn trong việc giữ tư thế bao gồm: Run rẩy, mất ổn định hoặc đau nhức có thể chỉ ra tình trạng tắc nghẽn năng lượng.
- Biến động nhiệt độ: Nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột có thể báo hiệu sự mất cân bằng Năng lương Dosha của người đó.
2. Những Dấu Hiệu về Tinh Thần và Cảm Xúc
- Bồn chồn hoặc lo lắng: Thường liên quan đến mất cân bằng Năng lương Vata.
- Dễ cáu kỉnh hoặc thất vọng: Có thể cho thấy tình trạng mất cân bằng Năng lương Pitta trầm trọng.
- Lờ đờ hoặc thiếu động lực: Có thể là dấu hiệu mất cân bằng Kapha.
- Khó tập trung: Tâm trí suy nghĩ lan man có thể cho thấy sự nhiễu loạn năng lượng Dosha của người đó.
- Bùng nổ cảm xúc: Những phản ứng cảm xúc bất thường có thể báo hiệu sự tắc nghẽn năng lượng Dosha của người đó.
3. Quan Sát Năng Lượng Vi Tế
- Dòng chảy Prana: Một Yogi nhiều kinh nghiệm có thể cảm nhận được dòng chảy Prana (Năng lượng sống) và cảm nhận sự tắc nghẽn hoặc trì trệ năng lượng trong cơ thể họ.
- Mất cân bằng luân xa: Cảm giác nóng, lạnh, ngứa ran hoặc áp lực xung quanh các luân xa có thể cho thấy sự mất cân bằng năng lượng Prana.
- Quan sát hào quang: Những Yogi nhiều kinh nghiệm có thể nhận biết sự nhiễu loạn trong hào quang và trường năng lượng vi tế bao quanh cơ thể con người.
4. Những Kiến Thức về Ayurveda
Hiểu rõ các Dosha và tính chất của chúng là rất quan trọng. Việc xác định loại Dosha nào bị kích hoạt sẽ giúp xác định chính xác nguồn gốc của sự mất cân bằng năng lượng.
- Vata (khô, gió): liên quan đến sự chuyển động,
- Pitta (nóng): liên quan đến sự biến đổi
- Kapha(nặng, dày đặc): liên quan đến sựi sự ổn định.
Tham khảo thêm: Thiết kế thực hành Yoga dựa trên năng lượng Dosha của bạn
5. Kết Hợp Những Kiến Thức Cơ Bản của Ayurveda và Yoga
- Mục đích của các Asana là để chuẩn bị cho thực hành thiền định, giúp bạn có thể ngồi thiền lâu dài mà không bị đau mỏi cơ thể.
- Tamas Guna (Guna / Tính chất) là sự nặng nề, sự trì trệ, sự ngu dốt, sự bám chấp. Rajas Guna là sự hoạt động mạnh mẽ, sự bồn chồn, sự đam mê. Sattva Guna là sự cân bằng, sự tĩnh lặng.
- Khi tức giận, vui vẻ hay bình yên, v.v. Chúng ta sẽ hít thở theo những cách khác nhau. Vì vậy, bằng cách kiểm soát hơi thở, chúng ta có thể đạt được những trạng thái tâm trí theo ý muốn.
- Thông qua thực hành Pranayama, Tamas và Rajas được chế ngự và bạn sẽ đạt được Sattva hay sự cân bằng-hài hòa. Tâm trí bạn trở nên bình yên và mạnh mẽ. Giờ đây, bạn không dễ bị phân tâm trên thảm tập và bên ngoài thảm tập (cuộc sống).
- Vì vậy, thực hành Pranayama rất cần thiết để chuẩn bị tâm trí bạn cho thiền định.
Tham khảo thêm: Ảnh hưởng của 3 tính chất Tamas, Rajas và Sattva đối với tâm trí
Đừng để bị mắt kẹt ở Asana, bằng niềm đam mê - bạn sẽ tiến hóa lên các nhánh Yoga khác cao hơn. Namaste!
Tác giả: Dr. Aniruddha Joshi | Dịch & biên soạn: Thang Mlod | Ảnh minh họa: Internet.